backup og meta

Củ mài: Người bạn tốt cho sức khỏe chúng ta

Củ mài: Người bạn tốt cho sức khỏe chúng ta

Từ lâu, mọi người đã quá quen thuộc với củ mài, một thành phần thường gặp ở các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về những lợi ích sức khỏe do loại thực vật này mang lại. 

Củ mài (Dioscorea polystachya) hay hoài sơn là một loại thực vật có nguồn gốc từ châu Á, thường được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng hỗ trợ điều trị những vấn đề rối loạn chức năng ở:

  • Dạ dày
  • Lá lách
  • Phổi
  • Thận

Tuy nhiên, công dụng của hoài sơn không chỉ có vậy. Để hiểu rõ hơn về những ích lợi mà loại thực vật này đem đến cho sức khỏe chúng ta, mời bạn tiếp tục đọc bài viết dưới đây:

Vì sao củ mài được xem là vị thuốc?

Trong nhiều trường hợp, củ mài còn được dùng như một bài thuốc dân gian giải quyết một số tình trạng sức khỏe như:

  • Mất khẩu vị, chán ăn
  • Tiêu chảy lâu ngày
  • Hen suyễn
  • Ho khan
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đái tháo đường

Bên cạnh đó, hoài sơn còn nổi tiếng với hàm lượng allantoin dồi dào. Đây là hợp chất tự nhiên có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các mô khỏe mạnh, đồng thời rút ngắn thời gian chữa lành vết thương.

Nhờ vậy, mọi người còn dùng củ mài để giải quyết những vấn đề như loét, mụn nhọt hay áp xe ở da. Ngoài ra, chiết xuất từ loại củ này còn được xem là phương thuốc trị thương do bọ cạp hoặc rắn cắn.

Mặt khác, củ mài còn chứa nhiều diosgenin, nguyên liệu tổng hợp một số steroid như estrogenprogesterone.

Không những vậy, giá trị dinh dưỡng của loại thực vật này cũng được đánh giá cao. Ngoài lượng tinh bột dồi dào, củ mài còn chứa nhiều:

Một nghiên cứu khác lại cho thấy hoài sơn còn có đặc tính chống oxy hóa, kèm theo một lượng lớn khoáng chất như kẽm, mangan, sắt, đồng và selenium.

Những lợi ích sức khỏe do củ mài đem lại

Ngoài những vấn đề sức khỏe đề cập bên trên, một số chuyên gia về lĩnh vực y học cổ truyền còn cho rằng củ mài còn có khả năng đối phó với tình trạng:

  • Dễ cáu gắt do mãn kinh
  • Khô âm đạo sau mãn kinh
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
  • Một số vấn đề liên quan đến túi mật
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Loãng xương
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Ho mãn tính
Phụ nữ mãn kinh dùng củ mài
Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh nhận không ít lợi ích sức khỏe từ loại thực vật này.

Theo kết quả từ một nghiên cứu về chức năng đường tiêu hóa ở chuột, chiết xuất củ mài không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn góp phần tăng cường vi khuẩn có lợi trong hệ vi khuẩn đường ruột.

Mặt khác, đặc tính chống oxy hóa của củ hoài sơn cũng đóng góp không nhỏ trong việc điều trị đái tháo đường bằng cách điều chỉnh một số yếu tố liên quan như:

  • Stress oxy hóa
  • Hoạt động của các chất chống oxy hóa
  • Chỉ số cholesterol trong máu

Nhờ đó, chức năng gan và thận cũng được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho rằng củ mài có công dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, một vấn đề sức khỏe mang tính nguy hiểm cao ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Bạn cần lưu ý gì khi tăng cường sức khỏe bằng củ mài?

Thông thường, củ mài được đánh giá là loại thực vật lành tính. Tuy nhiên, nếu bạn dùng chất bổ sung chiết xuất từ nó, hãy thảo luận trước với bác sĩ về những rủi ro phát sinh tác dụng phụ. Ví dụ, đôi khi các hoạt chất trong hoài sơn có nguy cơ tương tác với thuốc dùng trong liệu pháp thay thế hormone hoặc thuốc tránh thai.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị những đối tượng sau nên tránh phương thuốc này, bao gồm:

  • Mẹ bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ mắc bệnh liên quan đến hormone, ví dụ như lạc nội mạc tử cung, xơ tử cung, một số loại ung thư (vú, tử cung, buồng trứng)…
Phụ nữ mang thai
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, phụ nữ mang thai không nên ăn củ mài.

Mặt khác, dù hiếm gặp nhưng phản ứng dị ứng cũng có nguy cơ xảy ra, chẳng hạn như phát ban. Đồng thời, tiêu thụ quá nhiều củ mài hoặc chiết xuất từ loại thực vật này có thể dẫn đến:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy

Làm thế nào để dùng củ mài đúng cách?

Ngày nay, bạn có thể dùng củ mài theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như:

  • Món ăn: nướng, luộc, nấu canh, nấu chè…
  • Chất bổ sung dạng uống: chiết xuất dạng lỏng, viên nang…
  • Pha thành trà

Như vậy, có thể thấy củ mài là một loại thực vật đa năng với nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe. Bên cạnh đó, hoài sơn còn có thể được dùng trực tiếp hoặc dưới dạng chiết xuất. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng bất kỳ chế phẩm nào chứa hoạt chất lấy từ loại thực vật này, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước về những rủi ro tác dụng phụ.

 

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chinese Yam. https://www.healthline.com/health/chinese-yam. Ngày truy cập 23/12/2019.

6 Chinese Yam (Nagaimo) Benefits + Nutrition & Side Effects. https://selfhacked.com/blog/chinese-yam/. Ngày truy cập 23/12/2019.

Chinese yam – Dioscorea polystachya. https://www.inspection.gc.ca/plant-health/plant-pests-invasive-species/invasive-plants/fact-sheets/chinese-yam/eng/1331732275924/1331732474608. Ngày truy cập 23/12/2019.

Phiên bản hiện tại

12/03/2020

Tác giả: Ngọc Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Stress oxy hóa là gì? Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này không?

"Điểm mặt" 10 sự thật về mãn kinh mọi phụ nữ nên biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 12/03/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo