backup og meta

Bột ngọt có hại không? Cảnh báo tác hại của bột ngọt

Bột ngọt có hại không? Cảnh báo tác hại của bột ngọt

Bột ngọt là một trong những gia vị thường dùng khi nấu ăn. Thế nhưng vẫn còn nhiều mối quan ngại xoay quanh loại gia vị này vì cho rằng nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Liệu bột ngọt có hại không? Ăn bao nhiêu bột ngọt là an toàn?

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những sự thật về tác hại của bột ngọt. 

Bột ngọt là gì?

Bột ngọt có tên khoa học là Mononatri glutamate. Đây là loại gia vị phổ biến có hương vị umami

Về bản chất, bột ngọt là muối natri của axit amin tự nhiên axit L-glutamic. Axit glutamic có tự nhiên trong cơ thể người, và trong nhiều loại thực phẩm và phụ gia thực phẩm.

bột ngọt có hại khôngbột ngọt có hại không

Bột ngọt được tìm thấy ở đâu? Bột ngọt tự nhiên được phát hiện  trong các thực phẩm giàu protein như: thịt hoặc cá, một số loại pho mát, rau củ quả (cà chua, nấm, bông cải xanh).

Ngoài tính đặc trưng cơ bản, vị umami có thể giúp nâng cao hương vị tổng thể và cải thiện mùi vị của món ăn. Tuy nhiên, hiệu ứng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt, việc giúp tăng hương vị món ăn phụ thuộc nhiều vào nồng độ của phân tử vị umami và loại thực phẩm kết hợp. 

Bột ngọt có hại không?

Trước khi tìm hiểu liệu bột ngọt có hại không, mời bạn cùng cùng tìm hiểu qua những lợi ích mà bột ngọt mang lại, cũng như những tác hại tiêu cực của nó. 

Lợi ích của bột ngọt

bột ngọt giúp ăn ngon miệng

Lợi ích lớn nhất của bột ngọt chính là tăng hương vị của món ăn. Bột ngọt giúp khuếch đại và làm tăng mùi vị của thực phẩm – cho dù ở dạng tự nhiên hay đã qua tổng hợp. Glutamate trong bột ngọt tương tác với vị giác của chúng ta, mang lại cho thực phẩm hương vị umami.

Tác hại của bột ngọt

1. Say bột ngọt 

tác hại của bột ngọt

Tác hại đầu tiên của bột ngọt thường được đề cập đến là hiện tượng say bột ngọt. Thực chất, mối bận tâm này là một triệu chứng phức hợp với bột ngọt sau khi tiêu thụ ở một số người. Các triệu chứng thường được nhắc đến là: 

Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng này chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ rất nhỏ những người nhạy cảm với bột ngọt. Thông thường, đây đều là những triệu chứng ngắn hạn và sẽ biến mất trong chưa đầy 1 giờ.

Hơn nữa, FDA cho biết những tác dụng phụ này khả năng cao xảy ra khi một người nhạy cảm với bột ngọt đã tiêu thụ nhiều hơn 3g bột ngọt mà không kèm thức ăn. Điều này khá hiếm gặp. Bởi, vì hầu hết mọi người sẽ  tiêu thụ bột ngọt như một loại gia vị. 

Gợi ý dành cho bạn: Dị ứng bột ngọt: Thực hư ra sao? Dấu hiệu và cách điều trị say mì chính

2. Bột ngọt gây béo phì không?

tác hại của bột ngọt

Một nghiên cứu chỉ ra rằng lượng bột ngọt cao hơn có liên quan đến việc tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) theo thời gian. Điều này dẫn đến mối quan ngại tác hại của bột ngọt dẫn đến béo phì.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về mối tương quan giữa bột ngọt và béo gì lại cho thấy nhiều kết quả không nhất quán, thậm chí là  trái ngược nhau.

Hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học xác thực chắc chắn mối liên hệ giữa bột ngọt và bệnh béo phì. Bột ngọt chưa được chứng minh là ảnh hưởng đến tế bào mỡ, thụ thể leptin hoặc các bộ phận khác liên quan đến việc tăng cân. 

Chuyên gia phát biểu trên Cleveland clinic, một giả thiết cho mối quan hệ bột ngọt – béo phì chính là loại gia vị này kích thích bạn ăn ngon và ăn nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến việc bạn tiêu thụ quá nhiều thức ăn.

3. Bột ngọt có hại cho não bộ không?

Một trong những quan ngại lớn nhất của bột ngọt đối với sức khỏe chính là gây tổn thương cho não bộ. Hãy cùng tìm hiểu sự thật đằng sau những lo lắng này.

tác hại của bột ngọt

  • Nghiên cứu tổn hại não ở chuột 

Một nghiên cứu năm 1969 đã nêu ra ảnh hưởng của việc tiêm một lượng lớn bột ngọt vào cơ thể chuột sơ sinh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy bột ngọt làm chết các tế bào thần kinh tại những khu vực của não đang phát triển.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra được mối liên kết việc bột ngọt gây hại cho con người. Việc so sánh tác động của một lượng lớn bột ngọt trên cơ thể chuột mới sinh, so với tác động của lượng bột ngọt mà con người tiêu thụ là chưa rõ ràng. Do đó, nghiên cứu này không có đủ cơ sở để kết luận bột ngọt có hại hay không.

  • Nghiên cứu Glutamate trong bột ngọt có hại cho não

Glutamate có trong bột ngọt đóng nhiều vai trò quan trọng trong chức năng của não. Nó hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh kích thích các tế bào não truyền tín hiệu. Một nghiên cứu cho rằng bột ngọt có thể làm cho lượng glutamate trong não kích thích quá mức các tế bào thần kinh. Từ đó dẫn đến việc tế bào thần kinh bị phá hủy. 

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã kết luận, glutamate trong chế độ ăn uống ít có khả năng, thậm chí là không ảnh hưởng đến não của bạn. Lý giải điều này, hầu như không có chất nào trong số nó đi từ ruột vào máu hoặc vượt qua hàng rào não.

Ăn bột ngọt có hại không?

Ăn bột ngọt có làm tổn thương não không? Trên thực tế, bột ngọt sẽ được chuyển hóa hoàn toàn trong ruột của bạn. Từ đó, nó được chuyển đổi thành các axit amin khác. Ngoài ra, bột ngọt cũng có thể được sử dụng trong sản xuất các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau. Do đó, bột ngọt không có khả năng gây hại cho não.

Kết luận: Bột ngọt có hại không?

bột ngọt có hại không

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã yêu cầu Liên đoàn Hiệp hội Sinh học Thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB) điều tra các phản ứng có hại đối với bột ngọt.

FASEB đã tuyên bố các phản ứng phụ chỉ có thể xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với bột ngọt và tiêu thụ hơn 3g bột ngọt. Khẩu phần ăn thông thường có bột ngọt chỉ chứa 0,5 g bột ngọt, nên các tác dụng phụ này sẽ khó xảy ra với các bữa ăn điển hình.

Bột ngọt có an toàn không? FDA xếp bột ngọt vào nhóm thực phẩm “thường được công nhận là an toàn”. Các cơ quan quản lý lương thực toàn cầu như Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng ý với tuyên bố này.

Dựa trên một phân tích tổng quát về ảnh hưởng của bột ngọt. Kết quả báo cáo cho rằng, những tác động tiêu cực của bột ngọt không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Điều kiện cần là  bạn nên tiêu thụ bột ngọt với số lượng nhỏ và tần suất phù hợp. Nói cách khác, bột ngọt được cho là an toàn ở mức độ sử dụng vừa phải. 

Ai không nên ăn bột ngọt?

Mặc dù bột ngọt đã được FDA đánh giá là chất điều vị an toàn. Nhưng đôi khi vẫn có ngoại lệ. Nếu bạn là người dị ứng với bột ngọt và bị say bột ngọt ở mức độ nặng, tốt nhất bạn không nên sử dụng loại gia vị này. 

Ngoài ra, hiện tại chưa có khuyến cáo đặc biệt về việc bột ngọt có hại cho sức khỏe cho một đối tượng cụ thể. Vì thế, nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, hoặc có các bệnh mãn tính, bạn cần được bác sĩ kiểm tra để biết chính xác rằng bột ngọt có hại không đối với cơ thể bạn.

Nên dùng bao nhiêu bột ngọt?

bột ngọt có hại không
Như bất kỳ loại gia vị nào khác, ăn nhiều bột ngọt không tốt cho sức khỏe của bạn.

Theo khuyến cáo từ năm 1972, JECFA đưa ra liều dùng hàng ngày của bột ngọt là từ 0-120mg/kg thể trọng. Đồng nghĩa, người trưởng thành trung bình có thể sử dụng khoảng 6g bột ngọt mỗi ngày. Tuy nhiên, đây là khuyến cáo đã cũ và không còn chính xác.

Các tổ chức kết luận rằng: Bột ngọt là một phụ gia thực phẩm an toàn với liều dùng hàng ngày không xác định. Như vậy, không có khuyến cáo cụ thể nên ăn bao nhiêu bột ngọt mỗi ngày.

Nếu bạn không gặp những vấn đề nhạy cảm với bột ngọt. Bạn có thể sử dụng chúng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, như bất kỳ loại gia vị khác, ăn quá nhiều bột ngọt không tốt cho sức khỏe của bạn. 

Kết luận 

Bột ngọt là chất phụ gia điều vị giúp làm tăng hương vị cho món ăn. FDA đã chứng thực tính an toàn của loại gia vị này. Ngoài ra, bột ngọt cũng có sẵn trong tự nhiên. Nó chứa trong các loại thực phẩm giàu protein, pho mát và một số loại rau quả. 

Vậy, kết luận cho thắc mắc bột ngọt có hại không? Không có đủ bằng chứng khoa học về những tác hại của bột ngọt như ảnh hưởng đến não bộ, hoặc gây béo phì. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ bột ngọt nếu bạn gặp các phản ứng phụ.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Monosodium glutamate (MSG): Is it harmful? – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/monosodium-glutamate/faq-20058196

Ngày truy cập: 22/9/2023

Is MSG Really Bad for You? – Cleveland Clinic

https://health.clevelandclinic.org/is-msg-really-harmful/

Ngày truy cập: 22/9/2023

Questions and Answers on Monosodium glutamate (MSG) | FDA

https://www.fda.gov/food/food-additives-petitions/questions-and-answers-monosodium-glutamate-msg

Ngày truy cập: 22/9/2023

Bột ngọt và an toàn trong sử dụng

https://vfa.gov.vn/kien-thuc/bot-ngot-va-an-toan-trong-su-dung.html

Ngày truy cập: 22/9/2023

An Analysis of 5′-Inosine and 5′-Guanosine Monophosphate Taste in Rats

https://academic.oup.com/chemse/article/32/2/161/369706

Ngày truy cập: 22/9/2023

The umami taste: from discovery to clinical use

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27387211

Ngày truy cập: 22/9/2023

Clofibrate inhibits the umami-savory taste of glutamate – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5332072/

Ngày truy cập: 22/9/2023

Does monosodium glutamate interact with macronutrient composition to influence subsequent appetite? – ScienceDirect

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S003193841300067X

Ngày truy cập: 22/9/2023

A review of the alleged health hazards of monosodium glutamate – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6952072/

Ngày truy cập: 22/9/2023

Natural products as safeguards against monosodium glutamate-induced toxicity – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7239414/

Ngày truy cập: 2/6/2022

Update on food safety of monosodium l-glutamate (MSG)

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28943112/

Ngày truy cập: 2/6/2022

How Glutamate Is Managed by the Blood-Brain Barrier

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27740595/

Ngày truy cập: 2/6/2022

A review of the alleged health hazards of monosodium glutamate – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6952072/

Ngày truy cập: 2/6/2022

Phiên bản hiện tại

15/11/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Thực phẩm chứa kim loại nặng

Thực hư dị ứng bột ngọt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị say mì chính


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 15/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo