backup og meta

Tác dụng của dầu cọ: Tốt cho sức khỏe, hại môi trường

Những tác dụng của dầu cọ có thể kể đến bao gồm tăng cường mức năng lượng, cung cấp chất chống oxy hóa, củng cố sức khỏe thị lực.

Dầu cọ là một loại dầu thực vật cực kỳ hữu ích có nguồn gốc từ quả của cây cọ dầu. Các giống chính được sử dụng trong sản xuất dầu cọ là cọ dầu châu Phi (Elaeis guineensis) và cọ dầu Mỹ (Elaeis oleifera). Dầu cọ có màu đỏ cam tự nhiên vì hàm lượng beta-carotene cao. Đây cũng là một trong số rất ít chất béo thực vật bão hòa tự nhiên làm tăng mức cholesterol “xấu’ LDL trong cơ thể người.

Dầu cọ thường được sử dụng làm dầu ăn ở châu Phi, Đông Nam Á và một số quốc gia ở Nam Mỹ. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu các tác dụng của dầu cọ cũng như những thông tin bên lề để cân nhắc liệu đây có phải là sự lựa chọn đúng đắn cho sức khỏe hay không.

Thành phần dinh dưỡng của dầu cọ

Một muỗng canh (14 gram) dầu cọ đem đến giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Lượng calo: 114
  • Chất béo: 14 gram
  • Chất béo bão hòa: 7 gram
  • Chất béo không bão hòa đơn: 5 gram
  • Chất béo không bão hòa đa: 1,5 gram
  • Vitamin E: 11% RDI (RDI: lượng khuyến nghị hằng ngày)

Loại chất béo bão hòa chính có trong dầu cọ là axit palmitic, đóng góp 44% lượng calo của nó. Dầu cũng chứa một lượng lớn axit oleic và một lượng nhỏ axit linoleic và axit stearic. Các sắc tố màu đỏ cam của dầu cọ đỏ bắt nguồn từ các chất chống oxy hóa được gọi là carotenoids, bao gồm beta-carotene, mà cơ thể bạn có thể chuyển đổi thành vitamin A.

[embed-health-tool-bmr]

Những tác dụng của dầu cọ đối với sức khỏe con người

Một số tác dụng của dầu cọ mà chúng ta có thể kể ra bao gồm:

tác dụng của dầu cọ

1. Tăng mức năng lượng

Beta-carotene, một trong những thành phần chính của dầu cọ có tác dụng rất tốt để cải thiện mức năng lượng và tăng cường cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhabha, Mumbai, Ấn Độ, cho biết, tác dụng của dầu cọ mà bạn không thể bỏ qua là cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa.

2. Tốt cho thị lực

Dầu cọ thô rất giàu beta-carotene phong phú. Beta-carotene là thành phần cực kỳ quan trọng nhằm cải thiện thị lực. Chất chống oxy hóa, được tìm thấy trong dầu cọ, hoạt động như 1 cơ chế phòng thủ mạnh mẽ cho cơ thể, có lợi cho quá trình chuyển hóa tế bào. Sử dụng dầu cọ thay thế cho các loại dầu khác có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàngđục thủy tinh thể.

3. Tốt cho não bộ

Một tác dụng của dầu cọ mà bạn có thể thấy hứng thú là loại dầu ăn này khá tốt cho não bộ. Dầu cọ chứa tocotrienols, một dạng vitamin E với đặc tính chống oxy hóa mạnh có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy tocotrienol trong dầu cọ có thể giúp bảo vệ các chất béo không bão hòa đa tinh tế trong não, làm chậm tiến triển chứng mất trí nhớ, giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa tổn thương não.

4. Tốt cho tim mạch

Tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition đã đưa ra ánh sáng về tác dụng dầu cọ khi nấu ăn. Dầu cọ có hàm lượng cholesterol HDL và LDL cao, do đó tạo ra sự cân bằng lành mạnh trong cơ thể bạn.

Nồng độ cholesterol LDL cao có thể làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, gây đột quỵ và đau tim. Bằng cách duy trì sự cân bằng cholesterol lành mạnh, bạn có thể đảm bảo hệ thống tim mạch hoạt động khỏe mạnh.

Những tranh cãi về dầu cọ

Phương Uyên/HELLO BACSI

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Palm Oil: Good or Bad? https://www.healthline.com/nutrition/palm-oil ngày truy cập 01.01.2020

PALM OILhttps://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1139/palm-oilngày truy cập 01.01.2020

5 Amazing Palm Oil Benefits https://www.organicfacts.net/health-benefits/oils/palm-oil.html ngày truy cập 01.01.2020

 

Phiên bản hiện tại

01/04/2020

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Ăn gì và uống gì để không béo? Cách ăn uống cân bằng, khoa học để giữ dáng hiệu quả

Dầu hạt bông có thực sự tốt cho sức khỏe?


Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Nội khoa - Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh · Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 01/04/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo