Bạn đọc hỏi
Chào Bác sĩ! Gia đình tôi nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau. Trà gừng là thức uống quen thuộc của gia đình vào mỗi buổi sáng. Điều này có tốt cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình gồm trẻ em, người lớn tuổi (có bệnh cao huyết áp) không thưa bác sĩ? Những ai không nên uống trà gừng để tránh rủi ro cho sức khỏe? Cảm ơn Bác sĩ!
(Quỳnh Như – TP.HCM)
Bác sĩ trả lời
Với câu hỏi ai không nên uống trà gừng của độc giả Quỳnh Như, Bác sĩ Lai Ngọc Hiền, hiện đang công tác tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM trả lời cụ thể như sau:
Gừng có lịch sử lâu đời được sử dụng như một loại dược liệu và thực phẩm an toàn, hiệu quả. Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose, họ gừng (Zingiberaceae). Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng Gingerols trong gừng có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả và rẻ tiền cho các loại thuốc chống buồn nôn truyền thống ở những người đang mang thai hoặc đang điều trị hóa chất mà không thể dùng các loại thuốc thông thường. Dưới đây là sơ lược về tác dụng của gừng đối với sức khỏe:
- Giúp trẻ hóa làn da, giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ điều trị viêm khớp, phong thấp, bệnh Gout và nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ xương khớp.
- Giúp giảm say tàu xe chóng mặt, nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh.
- Giúp giảm đau bụng kinh nếu uống gừng vào đầu kỳ kinh
- Giúp ngăn ngừa ung thư, chủ yếu nhờ thành phần gingerol và shogaol.
- Có tác dụng bảo vệ, chống lại stress oxy hóa và viêm, làm tăng khả năng sống sót của tế bào chống lại beta-amyloid (một loại protein có liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer gây ra độc tính trong tế bào não). Ngoài ra, gừng còn giúp giảm căng thẳng, lo âu, chóng mặt và cải thiện chứng đau đầu.
- Phòng ngừa một số bệnh về răng miệng.
- Tác dụng giã rượu khi say, thúc đẩy quá trình lưu thông máu
- Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, cảm lạnh.
- Có tác dụng trung hòa axit dạ dày, chống trào ngược, xoa dịu cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm ợ chua, khó tiêu.
- Giúp hỗ trợ điều trị hội chứng chuyển hóa MetS như: bệnh đái tháo đường tuýp 2, rối loạn lipid máu và hỗ trợ giảm cân, …và có thể hữu ích với tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Tiêu thụ gừng với liều lượng 2–6 gam hàng ngày có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch và hạ huyết áp.
>>> Đọc thêm: Uống nước gừng mật ong hàng ngày có tốt không?
Hướng dẫn cách pha chế trà gừng
Nguyên liệu:
– 4–6 lát gừng sống đã gọt vỏ mỏng (để trà gừng đậm hơn, thêm nhiều lát)
– Nước ép từ nửa quả chanh
– 2 cây sả
– Mật ong hoặc đường
– 400 – 500 ml nước
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn rửa sạch gừng. Sau đó, gọt vỏ gừng và cắt lát mỏng. Sả được bóc vỏ, rửa sạch và cắt khúc.
Đổ 2 cốc nước vào nồi. Cho các lát gừng (và sả nếu bạn thích) vào nước và đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa vài phút, rồi tắt bếp.
Để nước gừng nguội dần. Thêm chanh hoặc nước cốt chanh và mật ong vào để tăng thêm hương vị trà.
Trà gừng với cách pha chế như trên được xem là một loại thức uống không chứa caffeine, có thể thưởng thức bất cứ lúc nào trong ngày. Nhưng nếu phối hợp gừng với trà túi lọc hoặc trà xanh thì chỉ nên dùng vào buổi sáng do trà chứa caffeine.
>>> Đọc thêm: Tác dụng của trà gừng: Tốt nhưng đừng uống quá nhiều
Ai không nên uống trà gừng?
Như vậy, bạn có thể uống trà gừng mỗi ngày với hàm lượng được khuyến cáo trên để đảm bảo an toàn, hiệu quả và có lợi cho sức khỏe. Bác sĩ hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được ai không nên uống trà gừng và những thông tin bổ ích về thức uống này! Trân trọng mến chào!
[embed-health-tool-bmr]