backup og meta

Không ai ngờ cằm hai ngấn có thể gây nguy hiểm tính mạng!

Không ai ngờ cằm hai ngấn có thể gây nguy hiểm tính mạng!

Cằm hai ngấn (cằm nọng) hay đi đôi với những rối loạn về hô hấp khi ngủ do các vách quanh họng bị giãn ra và làm hẹp đường thở bởi áp lực từ phần mỡ thừa quanh cổ. Đối với những người có cằm nọng do xương móng ở vị trí thấp hơn bình thường sẽ bị những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do xương này đóng vai trò chuyển động lên xuống khi ăn uống hay nuốt.

Cằm hai ngấn là gì?

Cằm hai ngấn là cụm từ dùng để ám chỉ các mô mỡ phía dưới cằm, lớp mỡ thừa này bao quanh cổ và chùng xuống tạo thành một lớp dày giống như cái cằm thứ hai. Đa số những người béo phì và người lớn tuổi thường bị chảy xệ phần cằm tạo thành cằm hai ngấn.

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, tình trạng cằm hai ngấn còn gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Mối quan hệ giữa cằm hai ngấn và những vấn đề về sức khỏe

Những người có cằm hai ngấn thường mắc hai vấn đề chính sau đây:

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Mối nguy đầu tiên khi bị cằm hai ngấn là tình trạng này có thể có liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) là tình trạng các vách của cổ họng lỏng lẻo và thu hẹp lại trong khi ngủ làm gián đoạn nhịp thở bình thường. OSA làm tăng nguy cơ mắc bệnh timbệnh cao huyết áp.

Thoái hóa xương móng

cam-hai-ngan

Xương móng là xương hình chữ U nằm giữa gốc của lưỡi và hàm dưới và sụn tuyến giáp. Lão hóa là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn có cằm hai ngấn do cơ bắp và da bị suy yếu, làm cho xương móng bị lộ ra ngoài. Các cơ bị suy yếu sẽ hạ thấp vị trí của xương móng, trông giống như bạn có hai cằm. Tình trạng này khác với cằm hai ngấn gây ra bởi bệnh béo phì.

Vị trí xương móng thấp dẫn đến những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng vì đây là xương chịu trách nhiệm cho chuyển động lên xuống khi ăn uống hay nuốt. Xương móng hạ thấp có thể ảnh hưởng các hoạt động này và khiến thực phẩm rơi vào khí quản. Nếu những chất từ bên ngoài như thực phẩm hay chất lỏng đi vào khí quản hoặc phế quản dẫn đến phổi sẽ khiến phổi bị viêm, hay còn gọi là trường hợp “phổi có dị vật’. Tình trạng này rất nguy hiểm và có thể gây nghẹt thở cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Nguyên nhân khiến bạn bị cằm hai ngấn

Cằm hai ngấn là do mô mỡ xung quanh cổ chùng xuống tạo nên một lớp da dày nhìn giống như cái cằm thứ hai. Một số nguyên nhân khiến bạn có cằm hai ngấn bao gồm:

  • Di truyền: nhiều người bị cằm hai ngấn do di truyền, số khác thì do cơ thể giữ lại quá nhiều nước trong mô ở cằm hoặc do cơ thể tự lưu trữ chất béo dư thừa;
  • Tuổi tác: khi bạn có tuổi, bạn sẽ mất dần cơ bắp, do đó các cơ bắp ở cằm bị suy yếu, và làn da bị chảy xệ;
  • Lượng mỡ thừa: một số người có xu hướng tích tụ mỡ thừa trên cằm nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên cơ thể. Ngoài ra béo phì và cằm hai ngấn thường đi đôi với nhau.

Nếu đang có cằm hai ngấn, bạn nên nghiên cứu những giải pháp y khoa hoặc tập luyện một số động tác để giải phóng “người bạn” không mời mà đến này thật sớm nhằm cải thiện vẻ ngoài để thêm tự tin và quang trọng hơn cả là phòng tránh những vấn đề nguy hiểm gây hại cho sức khỏe nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What you need to know about that pesky double chin. https://startsat60.com/health/what-you-need-to-know-about-that-pesky-double-chin. Ngày truy cập 20/11/2016.

Is Double Chin A Sign Of Some Underlying Health Problem? http://www.curejoy.com/content/is-double-chin-health-problem/. Ngày truy cập 20/11/2016.

Dangerous Health Risks of Double Chin | Latest Discoveries. http://www.pyroenergen.com/articles13/double-chin-health-risks.htm. Ngày truy cập 20/11/2016.

How to reduce double chin and chubby cheeks. http://www.tipsimprovelife.com/how-to-reduce-double-chin-and-chubby-cheeks/. Ngày truy cập 20/11/2016.

Hyoid Bone Syndrome www.practicalpainmanagement.com/pain/maxillofacial/hyoid-bone-syndrome Ngày truy cập 20/11/2016.

Phiên bản hiện tại

06/08/2020

Tác giả: Thanh Tùng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm bánh mì tốt cho sức khỏe người bệnh mạn tính

Cách làm trứng ngâm tương đơn giản thành công ngay lần đầu


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Tùng · Ngày cập nhật: 06/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo