backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Spobet

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 18/02/2022

Spobet

Biệt dược: Spobet

Hoạt chất: Itraconazol 100mg

Dạng bào chế: Viên nang cứng

Tìm hiểu chung

Tác dụng và công dụng của thuốc Spobet là gì?

Thuốc Spobet có chứa hoạt chất itraconazol 100mg là một thuốc kháng nấm, thường được chỉ định điều trị các bệnh về nấm như:

  • Nấm Candida ở miệng – họng và ở âm hộ – âm đạo.
  • Lang ben
  • Bệnh nấm da nhạy cảm với itraconazol
  • Bệnh nấm móng
  • Bệnh nấm Blastomyces phổi và ngoài phổi
  • Nhiễm trùng do crytococcus, bao gồm cả viêm màng não do crytococcus
  • Bệnh nấm Histoplasma bao gồm bệnh nấm mạn tính ở khoang phổi và bệnh nấm rải rác, không ở màng não
  • Bệnh nấm Aspergillus phổi và ngoài phổi ở người không dung nạp hoặc kháng với amphotericin B.
  • Ngoài ra, thuốc còn được dùng để:

    • Điều trị duy trì ở người bệnh AIDS để phòng tránh trường hợp nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát.
    • Ngăn ngừa nhiễm nấm trong thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài, khi các cách điều trị thông thường không có hiệu quả.

    Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.

    Liều dùng

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

    Liều dùng thuốc Spobet cho người lớn là bao nhiêu?

    Điều trị ngắn ngày

    • Nấm Candida âm hộ – âm đạo: dùng 200 mg, uống 2 lần trong 1 ngày duy nhất hoặc 200 mg uống 1 lần mỗi ngày trong 3 ngày. 
    • Lang ben: dùng 200 mg, 1 lần mỗi ngày trong 7 ngày.
    • Bệnh nấm da: dùng 100 mg, 1 lần mỗi ngày trong 15 ngày hoặc 200 mg/ngày trong 7 ngày. Nếu có vùng sừng hóa cao, bạn phải tiếp tục dùng thuốc thêm 15 ngày.
    • Nấm Candida ở miệng – hầu: dùng 100 mg, uống 1 lần mỗi ngày trong 15 ngày. Người bị bệnh AIDS hoặc giảm bạch cầu trung tính: dùng 200 mg, 1 lần mỗi ngày, uống trong 15 ngày (do thuốc được hấp thu kém ở nhóm này).

    Điều trị dài ngày

    • Bệnh nấm móng: dùng 200 mg, uống 1 lần mỗi ngày trong 3 tháng.
    • Bệnh nấm Aspergillus: dùng 200 mg, 1 lần/ngày, uống trong 2 – 5 tháng. Nếu bệnh lan rộng hoặc xâm lấn, bạn có thể tăng liều 200 mg/lần, ngày uống 2 lần.
    • Bệnh nấm Candida: dùng 100 – 200 mg, 1 lần/ngày, uống trong 3 tuần đến 7 tháng. Nếu bệnh lan rộng, bạn có thể tăng liều thành 200 mg, ngày 2 lần.
    • Bệnh nấm Cryptococcus (không viêm màng não): 200 mg/lần, 1 lần/ngày, dùng trong 2 tháng đến 1 năm.
    • Viêm màng não do nấm Cryptococcus: dùng 200 mg/lần, 2 lần/ngày. Liều duy trì 200 mg, ngày uống 1 lần.
    • Bệnh nấm Histoplasma và blastomyces: 200 mg/lần,1-2 lần/ngày, uống trong 8 tháng.
    • Liều duy trì trong bệnh AIDS: 200 mg/lần, ngày uống 1 lần.
    • Liều dự phòng trong bệnh giảm bạch cầu trung tính: 200 mg/lần, ngày uống 1 lần.

    liều dùng thuốc spobet

    Liều dùng thuốc Spobet cho trẻ em là bao nhiêu?

    Chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của thuốc đối với trẻ em. Vì vậy, việc dùng thuốc này không được khuyến cáo trừ khi xác định được lợi ích cao hơn nguy cơ tiềm ẩn. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị chính xác.

    Cách dùng

    Bạn nên dùng thuốc Spobet như thế nào?

    Bạn lưu ý nên uống thuốc ngay sau khi ăn để việc hấp thu được tối đa. Nuốt toàn bộ viên với một lượng nước nhỏ. 

    Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu có thắc mắc gì về cách dùng, bạn có thể hỏi lại dược sĩ hoặc bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. 

    Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

    Dùng liều trên 1000 mg có thể gây ra các triệu chứng quá liều tương tự như tác dụng phụ của thuốc.

    Trong trường hợp có các phản ứng bất thường nghiêm trọng, hãy ngừng dùng thuốc và gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

    Bạn nên làm gì trong trường hợp quên liều?

    Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý không dùng gấp đôi liều đã quy định.

    Tác dụng phụ

    Bạn có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc Spobet?

    Các tác dụng phụ bạn có thể gặp khi dùng thuốc Spobet 100mg như:

    Thông thường:

    Ít gặp:

  • Các phản ứng dị ứng như ngứa, ngoại ban, nổi mày đay và phù mạch, hội chứng Stevens – Johnson
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Tăng men gan có hồi phục, viêm gan, đặc biệt sau khi điều trị thời gian dài
  • Hiếm gặp:

    • Viêm gan, nhiễm độc gan nghiêm trọng
    • Phản ứng da nghiêm trọng
    • Suy tim sung huyết
    • Phù phổi
    • Viêm tụy
    • Giảm kali huyết, phù
    • Rụng lông, tóc
    • Bệnh thần kinh ngoại vi

    Trên đây không phải danh mục đầy đủ tất cả tác dụng không mong muốn có thể gặp phải. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

    Thận trọng/ Cảnh báo

    Bạn nên lưu ý những gì khi dùng thuốc Spobet?

    Hướng dẫn sử dụng spobet

    Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:

    • Người mẫn cảm với itraconazol và các azol khác.
    • Người đang điều trị với các thuốc chuyển hóa bởi CYP3A4.
    • Phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai trừ trường hợp đe dọa đến tính mạng.
    • Không dùng cho bệnh nhân có bằng chứng rối loạn chức năng tâm thất như suy tim sung huyết hoặc tiền sử suy tìm, ngoại trừ điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.

    Ngoài ra, trước khi dùng thuốc bạn cần lưu ý những thông tin sau:

    • Người bị nhiễm nấm Candida toàn thân do Candida kháng fluconazol có thể không nhạy cảm với itraconazol, do đó cần kiểm tra độ nhạy cảm với itraconazol trước khi điều trị.
    • Không nên dùng thuốc để điều trị ngắn ngày cho người có tiền sử bệnh gan hoặc gan đã bị nhiễm độc do các thuốc khác. Nếu điều trị dài ngày, bác sĩ phải giám sát định kỳ chức năng gan của người bệnh.
    • Bệnh nhân có giảm độ acid của dạ dày nên uống thuốc cùng với thức uống có cola. Hoạt động chống nấm nên được theo dõi và tăng liều thuốc khi cần.
    • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi dùng Spobet nên dùng biện pháp tránh thai hiệu quả cho tới khi kết thúc điều trị.
    • Chỉ sử dụng thuốc cho người cao tuổi khi xác định được lợi ích lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
    • Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận, có thể xem xét điều chỉnh liều.
    • Sử dụng Spobet có thể gây mất thính lực, thường hết khi điều trị nhưng cũng có thể kéo dài ở một số bệnh nhân.
    • Không khuyến cáo dùng thuốc ở bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân đe dọa tính mạng ngay lập tức.

    Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

    Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

    Không nên dùng thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú để tránh các tác dụng không mong muốn.

    Tương tác thuốc

    Thuốc Spobet có thể tương tác với những thuốc nào?

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Các thuốc có thể tương tác với Spobet gồm:

    • Terfenadin, astemizol, cisaprid
    • Diazepam, midazolam, triazolam dạng uống
    • Warfarin 
    • Các thuốc chẹn canxi
    • Các thuốc hạ cholesterol nhóm ức chế HMG CoA reductase như lovastatin, atorvastatin, simvastatin, pravastatin,… 
    • Digoxin
    • Thuốc uống chống đái tháo đường
    • Các thuốc kháng acid hoặc các chất kháng H2 (như cimetidine, ranitidin) hoặc omeprazol, sucralfat
    • Các thuốc cảm ứng enzym CYP3A4 như rifampicin, isoniazid, phenobarbital, phenytoin

    Thuốc này có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

    Thức ăn giúp thuốc hấp thu tốt hơn, nên uống sau khi ăn no. Rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc cùng rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc này?

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào được đề cập trong phần Thận trọng/ Cảnh báo.

    Bảo quản thuốc

    Bạn nên bảo quản thuốc Spobet như thế nào?

    Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


    Bài viết liên quan


    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 18/02/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo