backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?

Thông tin kiểm chứng bởi: Lan Quan


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

    Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?

    Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có nhu cầu ăn uống, lâu dần dẫn đến thiếu các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé. Vậy làm sao hết nhạt miệng khi mang thai để các mẹ bầu có thể ăn uống ngon miệng trở lại? 

    Đừng bỏ qua bài viết sau của Hello Bacsi để có được giải pháp hữu ích các mẹ bầu nhé!

    Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai: Nguyên nhân do đâu? 

    Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc làm sao hết nhạt miệng khi mang thai, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị nhạt miệng.

    Theo các chuyên gia, việc các mẹ bầu cảm thấy nhạt miệng, đắng miệng hay có vị kim loại trong miệng là triệu chứng phổ biến xảy ra trong thai kỳ và được gọi là chứng rối loạn vị giác khi mang thai.

    Nguyên nhân của chứng rối loạn vị giác hoặc thay đổi vị giác khi mang thai có thể là do hormone thai kỳ gây ra, thường xảy ra ở 3 tháng đầu mang thai (từ tuần 1 – 12 của thai kỳ). Điều này có thể khiến mẹ bầu bỗng dưng trở nên “ghét cay ghét đắng” các món ăn từng rất yêu thích hoặc đâm ra nghiện các món mà bản thân chưa từng ưa. 

    Ngoài sự thay đổi của nồng độ hormone gây ra chứng rối loạn vị giác, một số yếu tố sau có thể gây mất cảm giác đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai, chẳng hạn như: 

    1. Buồn nôn và ói mửa khi mang thai 

    Buồn nôn và nôn là hiện tượng thường gặp khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Cả trường hợp buồn nôn và nôn khi mang thai đều có thể gây ảnh hưởng đến lượng vị giác khiến không ít mẹ bầu cảm thấy đắng miệng, nhạt miệng và giảm nhu cầu ăn uống. 

    2. Thói quen ăn uống 

    Trong quá trình thai nghén hoặc do sở thích cá nhân, một số mẹ bầu có xu hướng ăn các món ăn có vị đắng như: mướp đắng, rau đắng, canh lá lằng… Việc này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đắng miệng dù đã ăn cách đó khá lâu. 

    3. Bệnh lý

    Việc mẹ bầu bị rối loạn vị giác dẫn đến  nhạt miệng khi mang thai có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe như có khối u, viêm lưỡi bản đồ, đái tháo đường thai kỳ, bệnh Addison… 

    4. Tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc an toàn khi sử dụng trong thai kỳ nhưng có thể gây ra tác dụng phụ như giảm cảm giác thèm ăn, cảm giác đắng miệng hay nhạt miệng.

    Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp phải tình trạng đắng miệng, nhạt miệng… sau khi dùng thuốc để có hướng điều chỉnh phù hợp.

    5. Thiếu hụt khoáng chất và vitamin thiết yếu

    Nhiều ý kiến cho rằng việc bà bầu bị rối loạn vị giác cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt các khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, sắt, vitamin B12…

    Bạn có thể quan tâm:

    Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào giúp khắc phục vấn đề này? 

    làm sao hết nhạt miệng khi mang thai

    Chứng rối loạn vị giác mà cụ thể là cảm giác đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của mẹ bầu. Nguyên do là bởi tình trạng này thường sẽ làm giảm nhu cầu ăn uống của mẹ bầu, từ đó làm tăng nguy cơ thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Vậy làm sao hết nhạt miệng khi mang thai?

    Theo các chuyên gia, để khắc phục tình trạng nhạt miệng khi mang thai, các mẹ bầu có thể thử các điều sau: 

  • Nếu tình trạng nhạt miệng của mẹ bầu có liên quan đến buồn nôn hoặc nôn: Hãy thử chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên hơn, tránh thức ăn cay và béo, đồng thời bổ sung gừng và thiamine. Đồng thời đừng quên vệ sinh răng miệng kỹ càng bằng cách chải lưỡi và răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước có pha baking soda ngày 2 lần. Sau mỗi lần nôn ói cần súc miệng sạch sẽ. 
  • Thay đổi thuốc đang dùng: Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là do tác dụng phụ của thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ biết để được đổi loại thuốc ít tác dụng phụ hơn.
  • Thiếu hụt khoáng chất và vitamin thiết yếu: Hãy trao đổi với bác sĩ để được bổ sung các khoáng chất và vitamin thiết yếu cũng như liều lượng cần dùng là bao nhiêu.
  • Bệnh lý : Hãy phối hợp với bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
  • Do thức ăn: Nếu bạn nhận ra mình có xu hướng bị đắng miệng, nhạt miệng sau khi ăn một món nào đó, hãy tạm thời loại chúng ra khỏi thực đơn. Đồng thời, bạn cũng có thể cần tránh xa các món ăn có hương vị mạnh, thực phẩm cay hoặc có tính axit. Bên cạnh đó, hãy: 
    • Ưu tiên chọn thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu: Đối với một số người, thức ăn có hương vị thanh đạm sẽ dễ dung nạp hơn. Hãy ăn bánh mì cơm, khoai lang hoặc sữa chua Hy Lạp. Nếu chứng rối loạn vị giác khiến mẹ bầu luôn có cảm giác có mùi vị khó chịu trong miệng, việc tiêu thụ những thực phẩm này có thể “làm mờ” cảm giác đó đi một chút.
    • Ăn đồ ăn lạnh: Nếu mẹ bầu khó chịu vì vị kim loại, cảm giác đắng miệng, nhạt  miệng, lời khuyên là hãy thử tiêu thụ thực phẩm ướp lạnh. Việc ăn thực phẩm lạnh có thể làm giảm cảm giác khó chịu này bằng cách làm tê liệt vị giác của bạn đi một chút hoặc có thể kích thích sản xuất nước bọt. Nước bọt có các enzyme giúp phá vỡ các hạt thức ăn nhỏ, có thể giúp loại bỏ mùi vị khó chịu trong miệng của bạn.
  • Đảm bảo uống đủ nước: Việc uống đủ nước có thể giúp làm giảm các triệu chứng của chứng rối loạn vị giác – nguyên nhân khiến các mẹ bầu cảm thấy đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai… 
  • Hello Bacsi hi vọng rằng qua những thông tin tổng hợp được trong bài, các mẹ bầu đã có được những giải pháp hữu ích để tháo gỡ thắc mắc làm sao hết nhạt miệng khi mang thai. Từ đó có hướng xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cho bé yêu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất đáp ứng tốt nhu cầu phát triển.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Lan Quan


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo