Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh u xương xảy ra khi các tế bào xương phát triển không kiểm soát, tạo thành một khối mô hay được gọi là khối u.
Hầu hết các khối u xương là lành tính. U xương không phải là ung thư nên không thể di căn, nhưng vẫn làm hại đến xương. Bệnh có thể làm suy yếu và làm cho các vùng bị ảnh hưởng rất dễ tổn thương khi va chạm.
Một loại khác của bệnh là u xương ác tính, đây là ung thư và có thể lan tràn ra khắp cơ thể, làm tổn thương mô xương bình thường.
Có rất nhiều triệu chứng u xương, bao gồm:
Với các khối u xương lành tính, bạn có thể không cảm thấy đau. Bạn sẽ không biết mình mắc bệnh nếu không nhìn thấy trên hình ảnh chẩn đoán. Vì bệnh là lành tính nên sẽ không gây tổn hại đến cơ thể c. Nếu có, bạn cần phải điều trị.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn không biết chính xác nguyên nhân gì gây bệnh u xương. Thông thường, một phần nào đó của cơ thể phát triển rất nhanh, trong quá trình phát triển xảy ra lỗi dẫn đến sinh ra khối u. Ngoài ra, các lý do gián tiếp khác như nhiễm phóng xạ sau xạ trị (quá liều), gãy xương (như u xương không được phát hiện làm yếu một phần xương gây nên gãy xương do u) hoặc do di truyền.
Cũng có loại thuốc điều trị bệnh ung thư ở trẻ em có thể gây ra bệnh u xương. Bên cạnh đó, di căn (ung thư xương thứ phát) có thể là thủ phạm.
Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh u xương. May mắn thay, chỉ 1% người mắc bệnh là u xương ác tính nguyên phát, còn lại là lành tính. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc bệnh ung thư khác có nguy cơ cao bị ung thư xương ác tính (di căn).
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử gia đình và làm một loạt các xét nghiệm nhỏ được thực hiện để xác định xem có u xương hay không. Bạn sẽ thực hiện các vận động tại vùng xương nghi ngờ. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có nhạy cảm với cơn đau và bị hạn chế vận động hay không. Bác sĩ sẽ thực hiện vài xét nghiệm như xét nghiệm máu và nước tiểu (để xác định xem có sự phát triển xương bất thường không), chẩn đoán hình ảnh (X-quang, MRI hoặc PET) hay sinh thiết (lấy một mẫu mô vùng nghi ngờ bệnh).
Với các khối u xương lành tính, các khối u có thể phát triển và tự biến mất (xảy ra với hầu hết trẻ em trong quá trình phát triển của chúng). Nếu có bất kỳ dấu hiệu cho thấy các khối u phát triển không kiểm soát và thành khối u ác tính thì bạn cần phải phẫu thuật. Ngoài ra, bạn nên đi khám định kì. Một số loại thuốc giúp làm giảm các khối u.
Tuy nhiên, khối u ác tính thì khác. Nếu không được chữa trị thì các biến chứng có thể xảy ra. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào ung thư đã lan tràn đến đâu. Nếu tế bào ung thư còn khu trú tại khối u xương, đây là giai đoạn tại chỗ. Nếu tế bào ung thư đã lan tràn ra các nơi khác thì bạn đang trong giai đoạn di căn (nghiêm trọng hơn). Thông thường, phương pháp điều trị sẽ là phẫu thuật để lấy khối ung thư ra. Sau đó, bác sĩ sẽ cấy ghép kim loại vào xương bị tổn thương để phục hồi chức năng. Nếu ung thư quá nghiêm trọng thì bạn cần phải được đoạn chi. Cùng với phẫu thuật, xạ trị và hóa trị cũng có thể giúp ích bằng cách làm co nhỏ khối u và tiêu diệt tế bào ung thư.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!