Ung thư xương là một căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm. Nhiều người mắc bệnh thường lo lắng không biết ung thư xương có chữa được không? Thực tế, bệnh có thể chữa được nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ung thư xương là một khối u xương ác tính hình thành trong xương. Bệnh phá hủy mô xương khỏe mạnh. Ung thư xương được chia thành ung thư xương nguyên phát và thứ phát: các dạng ung thư xương nguyên phát hình thành trong các tế bào xương và ung thư xương thứ phát bắt đầu từ nơi khác và di căn đến xương. Vậy, u xương ác tính có chữa được không?
Ung thư xương có chữa được không và triển vọng nào cho người bệnh?
Để đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư xương có chữa được không còn phải dựa vào nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan như loại ung thư, mức độ di căn, tuổi tác và tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Nhưng nhìn chung, ung thư xương dễ chữa hơn khi bệnh nhân khỏe mạnh mà ung thư chưa di căn. Theo thống kê, cứ 10 người thì sẽ có 6 người bị ung thư xương sống được ít nhất 5 năm kể từ thời điểm chẩn đoán và nhiều người trong số này có thể chữa khỏi hoàn toàn. Có thể nói, đây là một tiên lượng khả quan cho người bệnh ung thư. Quan trọng là bạn cần tích cực phối hợp điều trị cùng bác sĩ và lạc quan để “chiến đấu” cùng ung thư.
Ung thư xương có chữa được không tùy vào giai đoạn bệnh được chẩn đoán
Ung thư xương được chia theo các giai đoạn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, bao gồm:
- Giai đoạn 1: ung thư không lây lan từ xương. Ung thư không phát triển mạnh.
- Giai đoạn 2: tương tự như giai đoạn 1 nhưng ung thư phát triển mạnh hơn.
- Giai đoạn 3: các khối u tồn tại ở ít nhất hai nơi trong cùng một xương.
- Giai đoạn 4: ung thư đã lan sang các phần khác của cơ thể chẳng hạn như phổi, gan.
Ung thư xương có chữa được không? Khả năng điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư được chẩn đoán là sớm hay muộn. Giai đoạn ung thư sẽ quyết định cách thức điều trị và khả năng sống sót của người bệnh.
Ung thư xương có chữa được không tùy vào chẩn đoán và điều trị
Hầu hết những người mắc bệnh thường lo lắng, không biết ung thư xương có chữa được không. Thực tế, nếu được chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị thích hợp, bạn sẽ có khả năng sống sót cao hơn.
Chẩn đoán ung thư xương
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác có thể xảy ra. Bệnh nhân sau đó sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia về xương. Các xét nghiệm chẩn đoán sau đây có thể được yêu cầu:
- Chụp quét xương
- Chụp CT
- Chụp MRI
- Chụp cắt lớp phát xạ (PET)
- Chụp X-quang
- Sinh thiết xương
Điều trị ung thư xương
Ung thư xương có chữa được không? Điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ung thư xương phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
- Loại ung thư xương
- Vị trí ung thư
- Mức độ “hung hăng” của tế bào ung thư
- Ung thư khu trú tại chỗ hoặc đã lây lan
Có ba phương pháp điều trị ung thư xương, gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Phẫu thuật
Ung thư xương có chữa được không bằng phẫu thuật? Câu trả lời là KHÔNG. Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ khối u và một số mô xương bao quanh nó. Tuy nhiên, nếu một số tế bào ung thư còn sót lại, chúng có thể tiếp tục phát triển và cuối cùng lây lan.
Phẫu thuật bảo tồn chi, còn được gọi là phẫu thuật giữ lại chân tay, có nghĩa là phẫu thuật được thực hiện mà không phải cắt bỏ chi. Các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy xương từ một phần khác của cơ thể để thay thế xương bị mất hoặc sử dụng xương nhân tạo bù đắp vào.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cắt cụt chi.
Xạ trị
Xạ trị thường được sử dụng để điều trị ung thư xương và các dạng ung thư khác. Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng các tia X hoặc các hạt năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị hoạt động bằng cách làm tổn thương ADN bên trong tế bào của khối u, ngăn cản chúng tái sinh sản.
Ung thư xương có chữa được không bằng xạ trị? Xạ trị có thể được sử dụng để:
- Chữa trị cho bệnh nhân bằng cách phá hủy hoàn toàn khối u.
- Giảm đau ở các bệnh nhân có ung thư tiến triển hơn.
- Thu nhỏ khối u, làm cho việc loại bỏ nó dễ dàng hơn với phẫu thuật sau đó.
- Loại bỏ các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật.
Liệu pháp phối hợp là xạ trị kết hợp với một liệu pháp khác. Điều này có thể hiệu quả hơn trong một số trường hợp.
Phương pháp hóa xạ trị, hay xạ trị kết hợp với hóa trị, cũng có thể được sử dụng.
Hóa trị
Hóa trị liên quan đến việc sử dụng hóa chất để điều trị bệnh. Cụ thể hơn, hóa trị phá hủy các tế bào ung thư. Hóa trị có năm mục tiêu:
- Thuyên giảm toàn bộ: hóa trị nhằm mục đích chữa bệnh cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, hóa trị được dùng đơn lẻ có thể loại bỏ hoàn toàn ung thư.
- Liệu pháp kết hợp: hóa trị có thể trợ giúp các liệu pháp khác như xạ trị hoặc phẫu thuật, tạo ra kết quả tốt hơn.
- Trì hoãn hoặc ngăn ngừa tái phát: hóa trị được sử dụng để ngăn ngừa ung thư tái phát, thường hay được sử dụng nhất sau khi một khối u đã được cắt bỏ bằng phẫu thuật.
- Làm chậm tiến triển của khối ung thư: hóa trị có thể làm chậm sự tiến triển của khối ung thư.
Hóa trị cũng có thể giúp giảm các triệu chứng ung thư xương. Phương pháp này thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị ung thư tiến triển.
Hy vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc bệnh ung thư xương có chữa được không để bớt lo lắng. Hãy thăm khám và điều trị sớm ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường. Đây chính là chìa khóa giúp bạn điều trị thành công và kéo dài tuổi thọ.
[embed-health-tool-bmi]