backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tôi có thể mang thai sau khi điều trị ung thư vú không?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Tôi có thể mang thai sau khi điều trị ung thư vú không?

    Như chúng ta đã biết, việc mang thai không ảnh hưởng đến bệnh ung thư vú – không làm bệnh tái phát. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, ung thu vú giai đoạn 3 thường tái phát hoặc di căn nhiều hơn so với giai đoạn 0 hay giai đoạn 1, nhất là với phụ nữ có thai.

    Các giai đoạn ung thư quyết định kích cỡ khối u và mức độ di căn, ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, và nguy cơ lan rộng đến các vùng khác trong cơ thể.

    Nguy cơ tái phát còn phụ thuộc vào các yếu tố khác ngoài các giai đoạn tiến triển của bệnh. Nếu ung thư tái phát trong khi bạn đang mang thai – ở mức độ nhẹ hoặc đã di căn – sẽ rất khó điều trị.

    Tùy thuộc vào việc bạn có thai lại vào lúc nào và việc mang thai đó có phải do tự nhiên hay không, bác sĩ sẽ điều trị cầm chừng tại chỗ hoặc phải chờ đứa trẻ sinh ra đời rồi mới điều trị dứt điểm. Trong trường hợp này, các cặp vợ chồng cần phải nghĩ trước đến viễn cảnh đứa con sinh ra phải mồ côi mẹ. Nguy cơ tái phát ung thư sẽ giảm dần theo thời gian, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo bạn nên trì hoãn việc có thai ít nhất là 2 năm.

    Có rất nhiều học viện y khoa lớn trên thế giới nghiên cứu về vấn đề có thai sau khi được chẩn đoán mắc ung thư vú, bằng cách kiểm tra lại những ghi chép về các bệnh nhân mắc ung thư chưa di căn đang mang thai hoặc không mang thai. Nhưng rất tiếc là không có bất kì một thử nghiệm nào được thực hiện tại chỗ để tìm ra đáp án cho vấn đề này.

    Điều này có nghĩa rằng bạn không thể xếp các thai phụ mắc ung thư vú ở cùng một giai đoạn vào cùng một nhóm để so sánh với các phụ nữ mắc bệnh nhưng không mang thai. Nhưng qua một thời gian, bạn sẽ thấy được mọi người làm thế nào để tập hợp, phân tích thông tin và viết thành một bài báo cáo hoàn chỉnh cho trường hợp của riêng bạn. Vì dạng nghiên cứu trên một cá nhân này không thực tế, nên chúng ta cần phải xem xét trên tổng thể thông qua một mẫu nhỏ các bệnh nhân trong một bệnh viện hay mẫu lớn trên phạm vi quốc gia trong thời gian dài.

    Hiệp hội Điều trị Khối u Hoa Kỳ đã phát hành báo cáo mới nhất liên quan đến vấn đề này vào tháng 1–2001. Kết quả hoàn toàn thống nhất với các nghiên cứu khác: Thai phụ có thai sau khi điều trị ung thư không hề có nguy cơ tái phát cao hay tuổi thọ bị ngắn đi. Các nhà nghiên cứu cũng không chỉ ra rằng các sản phụ sẽ mắc lại ung thư giai đoạn đầu.

    Điều này hoàn toàn không bất ngờ: việc bạn được chẩn đoán mình mắc bệnh ở giai đoạn nào sẽ ảnh hưởng quyết định có con (phụ nữ mắc ung thư ở giai đoạn đầu sẽ vẫn chọn có con, còn phụ nữ mắc ung thư ở những giai đoạn sau thường không dám chắc chắn điều gì), phụ nữ mắc ung thư ở giai đoạn đầu thường vẫn sống sót khi quyết định có thai.

    Quyết định có thai – tạo lập gia đình – là một vấn đề hết sức quan trọng và thiêng liêng với cuộc đời mỗi con người, không thể để căn bệnh này tác động đến cuộc đời bạn. Vì vậy, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Các chuyên gia đều khuyên rằng hãy chờ ít nhất là 2 năm sau khi điều trị ung thư rồi bạn mới nên tính đến chuyện có con.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo