Ngoài ra, một số các đột biến gen di truyền khác cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt di truyền và đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm.
Đột biến gen mắc phải có thể là nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt

Nguyên nhân ung thư tiền liệt tuyến cũng có thể là do các gen đột biến bất ngờ xuất hiện ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời của người bệnh. Chúng được gọi là đột biến gen mắc phải và không được truyền sang con cái. Hầu hết các đột biến gen liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt thường là đột biến mắc phải chứ không phải do di truyền.
Các tế bào trong cơ thể liên tục chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới. Mỗi khi một tế bào trong cơ thể chuẩn bị phân chia thành 2 tế bào mới, nó phải sao chép ADN. Quá trình này đôi khi xảy ra lỗi và làm xuất hiện ADN bị đột biến trong tế bào mới. Đây được cho là nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt thường gặp hiện nay.
Theo nhiều nghiên cứu, các tế bào tuyến tiền liệt phát triển và phân chia càng nhanh thì càng có nhiều nguy cơ phát sinh đột biến. Do đó, bất cứ yếu tố bên ngoài nào góp phần đẩy nhanh quá trình này đều có thể khiến bạn dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt hơn.
Các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như chế độ ăn uống kém khoa học, nồng độ nội tiết tố nam testosterone tăng cao, lười vận động, tiếp xúc nhiều với các bức xạ và chất hóa học độc hại là các yếu tố có liên quan mật thiết đến đột biến gen mắc phải.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt

Nguyên nhân ung thư tiền liệt tuyến là do đột biến gen di truyền và đột biến gen mắc phải. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ sau đây cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh:
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ tăng lên khi bạn càng lớn tuổi. Bệnh xuất hiện phổ biến nhất ở những người đàn ông trên 50 tuổi. Trên thực tế, 60% trường hợp ung thư tuyến tiền liệt xảy ra ở nam giới trên 65 tuổi.
- Chủng tộc: Người da đen có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người thuộc các chủng tộc khác. Ở người da đen, ung thư tuyến tiền liệt cũng có nhiều khả năng phát triển mạnh hoặc tiến triển nặng hơn.
- Tiền sử gia đình: Nếu có một người thân cùng huyết thống, chẳng hạn như cha, anh em trai đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên. Ngoài ra, nếu tiền sử gia đình có mang đột biến gen di truyền BRCA1 hoặc BRCA2 thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt của bạn cũng có thể cao hơn.
- Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với những người có vóc dáng cân đối, sở hữu số cân nặng hợp lý. Đối với người béo phì, ung thư có nhiều khả năng bùng phát mạnh hơn và nguy cơ tái phát cao sau điều trị.
Làm cách nào để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt?

Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt bằng cách:
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ trái cây và rau quả: Ăn nhiều loại trái cây, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt để cơ thể luôn đủ dưỡng chất và khỏe mạnh.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, duy trì cân nặng và cải thiện tâm trạng.
- Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn đang bị thừa cân, hãy tập thể dục nhiều hơn và giảm lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày để có thể sở hữu một cân nặng hợp lý.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt, hãy thăm khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết và cân nhắc dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt, các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy luôn duy trì một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!