Bạn có thể muốn đọc thêm: Gãy xương là bệnh gì
Làm suy yếu sức khỏe tổng thể
Xạ trị, hóa trị, phẫu thuật hay bất kì phương pháp điều trị ung thư nào cũng có thể gây tác dụng phụ và làm suy yếu sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Ngược lại, bệnh ung thư phổi di căn xương có thể làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư. Các chuyên gia vẫn đang tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu chuyên sâu để xác định rõ nguyên nhân.
Điều trị ung thư phổi di căn xương
Một trong nhiều yếu tố khiến người mắc bệnh ung thư phổi di căn xương không sống được bao lâu là vì các phương pháp điều trị chủ yếu chỉ giúp kiểm soát triệu chứng chứ không có khả năng chữa tận gốc ung thư. Mục tiêu chính của liệu trình điều trị là giảm đau, đồng thời điều trị hoặc ngăn ngừa nguy cơ gãy xương cũng như các biến chứng khác.
Các lựa chọn điều trị trong trường hợp này bao gồm:
Liệu pháp điều trị toàn diện
Các phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi giai đoạn cuối nói riêng có thể làm giảm nguy cơ bệnh di căn thêm, bao gồm:
- Hóa trị liệu
- Liệu pháp nhắm trúng đích
- Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp điều trị cục bộ
Liệu pháp điều trị ung thư phổi di căn xương cục bộ chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến xương. Liệu pháp này bao gồm nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bạn có thể được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp cùng lúc, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các biến chứng khác. Các phương pháp thường gặp là:
Sử dụng thuốc giảm đau
Các bác sĩ thường sẽ kê thuốc giảm đau để giúp bạn kiểm soát cơn đau do di căn xương. Bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm hoặc morphine. Nếu được chỉ định morphin, bạn cần lưu ý tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Liệu pháp xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị phổ biến nhất được sử dụng để giảm đau, ngăn ngừa gãy xương và giảm tình trạng chèn ép tủy sống do ung thư phổi di căn xương. Hầu hết mọi người đều cảm thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể từ khi thực hiện xạ trị. Đối với nhiều người, xạ trị có thể giúp họ giảm đau hoàn toàn.

Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật được sử dụng chủ yếu để ổn định xương nếu chúng bị gãy hoặc ngăn ngừa nguy cơ gãy xương khi xương suy yếu dưới tác động của tế bào ung thư. Đôi khi, các chuyên gia sẽ yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật nếu khối u tạo áp lực lớn lên tủy sống chẳng hạn như với hội chứng Equina cauda.
Liệu pháp nhắm đích xương hay điều chỉnh xương
Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn áp dụng các phương pháp điều chỉnh xương, bao gồm sử dụng thuốc bisphosphonates (dùng trong điều trị loãng xương) và denosumab.
Liệu pháp điều trị bằng hạt nhân phóng xạ
Sử dụng hạt nhân phóng xạ tiếp cận khối u là một cách điều trị ung thư phổi di căn xương. Kết quả từ một vài thử nghiệm trước đây cho thấy phương pháp này có khả năng hỗ trợ giảm đau cho 75% người bệnh trong khoảng 1–5 tuần sau khi điều trị với hiệu quả kéo dài đến nửa năm. Các chuyên gia cho rằng liệu pháp này cần được nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể đánh giá hiệu quả và đưa phương pháp đi vào sử dụng đại trà.
Thử nghiệm lâm sàng
Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành với quy mô lớn nhằm tìm ra cách điều trị tình trạng ung thư phổi di căn xương hiệu quả nhất.
Phương pháp điều trị thay thế
Một số chuyên gia nhận định rằng châm cứu là phương pháp bổ trợ hứa hẹn có khả năng kiểm soát cơn đau xương do ung thư di căn khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Tổng kết
Ung thư phổi di căn xương có thể gây đau đớn và ảnh hưởng nặng nề đến khả năng di chuyển cũng như hoạt động của người bệnh. Hiện nay, các phương pháp điều trị chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng cũng như biến chứng của tình trạng này.
Mặc dù tiên lượng cho người bệnh không mấy khả quan, nhưng bạn vẫn có thể kéo dài thời gian sống cùng căn bệnh này. Thêm vào đó, hiện nay, tỷ lệ sống sót của người bệnh ung thư phổi đang ngày càng tăng. Từ đó, tiên lượng cho người bị ung thư phổi giai đoạn cuối cũng có xu hướng khả quan hơn so với lúc trước.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!