Tại Hoa Kỳ, ung thư thận là loại ung thư phổ biến thứ 6 đối với nam giới và là bệnh ung thư phổ biến thứ 9 ở phụ nữ. Tiên lượng ung thư thận là gì và các yếu tố ảnh hưởng là vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm sau khi được chẩn đoán bệnh.
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành
Tại Hoa Kỳ, ung thư thận là loại ung thư phổ biến thứ 6 đối với nam giới và là bệnh ung thư phổ biến thứ 9 ở phụ nữ. Tiên lượng ung thư thận là gì và các yếu tố ảnh hưởng là vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm sau khi được chẩn đoán bệnh.
Ung thư thận thường có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khó chữa khỏi nếu khối u đã di căn ra ngoài thận. Vậy, ung thư thận sống được bao lâu? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Không một bác sĩ nào có thể cho bạn biết chính xác người mắc bệnh ung thư thận sống được bao lâu sau khi được chẩn đoán mắc bệnh. Theo một cuộc thống kê tại Anh đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh từ năm 2013 đến năm 2017, tiên lượng sống trung bình của người mắc bệnh ung thư thận là:
Tiên lượng sống cho ung thư thận là gì và ung thư thận sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh được chẩn đoán. Điều này có nghĩa là bác sĩ cần xác định khối u có kích thước lớn như thế nào, liệu nó đã di căn sang các khu vực lân cận và di căn đến các cơ quan khác ở xa hơn hay chưa.
Theo một thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) dựa trên những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận từ năm 2011 đến năm 2017, khoảng 2/3 số người được chẩn đoán mắc bệnh khi ung thư chỉ nằm ở thận và tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 93%. Nếu ung thư thận chỉ mới di căn đến hạch bạch huyết, các mô hoặc cơ quan lân cận thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 71%. Nếu ung thư đã di căn xa đến các cơ quan khác trên cơ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 14%.
Một thống kê khác tại Anh về tỷ lệ sống sót cho từng giai đoạn của bệnh ung thư thận đối với những người được chẩn đoán từ năm 2013 đến 2017 như sau:
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xác định tiên lượng sống của ung thư thận là gì và vấn đề ung thư thận sống được bao lâu là tình trạng sức khỏe tổng thể và khả năng hoạt động của bệnh nhân sau khi được chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ đo lường khả năng này bằng mức trạng thái hiệu suất. Cụ thể như sau:
Đánh giá mức trạng thái hiệu suất rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư thận vì bệnh có thể gây ra các triệu chứng chung như:
Những người không có những triệu chứng này sẽ có tiên lượng sống tốt hơn những người có những triệu chứng này.
Bên cạnh việc hiểu rõ vấn đề ung thư thận là gì, bạn cũng nên biết rằng tuổi tác của bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến vấn đề ung thư thận sống được bao lâu. Độ tuổi chẩn đoán trung bình của những người mắc bệnh ung thư thận là 64 tuổi. Bệnh thường được chẩn đoán ở những người lớn ở độ tuổi nằm trong khoảng từ 60 đến 70. Bệnh không phổ biến ở những người dưới 50 tuổi. Những người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc ung thư thận có tiên lượng sống tốt hơn so với những người lớn tuổi.
Cuối cùng, khả năng đáp ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng sống. Những tiến bộ gần đây trong việc điều trị, đặc biệt là với liệu pháp miễn dịch đang giúp một số người bị ung thư thận di căn sống lâu hơn nhiều so với trước đây.
Hãy nhớ rằng tỷ lệ và khả năng sống sót được đề cập trong bài viết này chỉ là ước tính và thường dựa trên kết quả khảo sát ở một số lượng lớn những người mắc bệnh ung thư thận tại một quốc gia cụ thể. Những con số này không thể giúp dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Tuy nhiên, hiểu vấn đề tiên lượng sống của ung thư thận là gì và ung thư thận sống bao lâu sẽ giúp bạn bớt lo lắng và hiểu rõ hơn về khả năng thành công của quá trình điều trị.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!