Châm cứu và ung thư gan liên quan với nhau ra sao? Mối liên hệ này sẽ giúp bạn biết cách xoa dịu các cơn đau khi mắc bệnh.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của ung thư, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân nhanh, rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu, mệt mỏi, ốm yếu… Một vấn đề khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư đó là đau mạn tính.
Theo các chuyên gia, hơn 30% bệnh nhân ung thư thường phải chịu đựng các cơn đau. Tuy nhiên, cơn đau sẽ được kiểm soát hoàn toàn và giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư bằng các biện pháp khác nhau như châm cứu. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
Cơn đau do ung thư gan
Dựa trên cơ chế đau, các cơn đau ung thư được chia thành ba loại:
- Đau do thương tích: Cơn đau xảy ra khi có một tác nhân kích ứng ngoại vi. Đây là một trường hợp đau thông thường, bao gồm sự thâm nhiễm của gan và các cơ quan xung quanh khối u. Cơn đau thường chỉ xuất hiện ở khu vực có khối u và chỉ khi khối u phát triển lớn hơn;
- Đau do các nguyên nhân về thần kinh: Khi khối u phát triển và chèn ép vào các dây thần kinh như thân, rễ hoặc một bó sợi thần kinh, cơn đau sẽ xuất hiện do các sợi thần kinh chịu trách nhiệm cho việc truyền cảm giác;
- Đau do các nguyên nhân tâm lý: Cảm giác đau dễ bị bỏ qua trong việc chăm sóc bệnh nhân và thường khó nhận biết được. Đối với bệnh nhân ung thư, kiểm soát cơn đau hiệu quả là điều rất cần thiết.
Châm cứu và ung thư gan: hiệu quả giảm đau
Châm cứu là phương pháp ra đời từ rất lâu và có nguồn gốc từ phương Đông. Bác sĩ thường dùng kim nhỏ để tác động vào các huyệt đạo trong cơ thể. Châm cứu thường được sử dụng để giảm đau và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau rất hiệu quả.
Châm cứu cơ bản là sự giải phóng năng lượng từ cơ thể bằng cách kích thích các vùng trên 14 huyệt đạo của cơ thể. Hormone endorphin, loại hormone được biết đến như là một liều thuốc giảm đau tự nhiên, giúp tăng lưu lượng máu và làm thay đổi hoạt động của não. Do đó, các nhà khoa học thường cho rằng châm cứu có tác dụng trong việc giải phóng các hormone. Vì vậy, cơn đau sẽ được giải tỏa.
Kim châm cứu thường rất mỏng nên bệnh nhân thường không cảm thấy đau hay chỉ đau nhẹ. Bệnh nhân thường cảm thấy đầy năng lượng và thoải mái sau khi châm cứu. Tuy nhiên, những kim này đôi khi gây kích ứng.
Bởi vì châm cứu làm giảm đau, buồn nôn và nôn mửa, nên đôi khi nó được sử dụng để đối phó với các triệu chứng của ung thư hoặc xạ trị. Châm cứu cũng được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng đau ở những người bị ung thư gan.
Khi nào bạn nên châm cứu?
Bởi vì châm cứu thường có ít tác dụng không mong muốn, nên nó được xem là một phương pháp thay thế tiềm năng cho thuốc giảm đau hoặc điều trị bằng steroid. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn bác sĩ trước khi châm cứu.
Những rủi ro của việc châm cứu và ung thư gan
Mặc dù châm cứu nói chung sẽ an toàn và không gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó cũng sẽ xuất hiện một số rủi ro. Kim không tiệt trùng có nguy cơ cao gây nhiễm trùng. Tại một số điểm nhất định, kim có khả năng châm sâu và ảnh hưởng đến gan, túi mật hoặc ảnh hưởng đến các mạch máu. Đó là lý do tại sao bạn nên tìm người có kinh nghiệm, chuyên gia hoặc bác sĩ được đào tạo để châm cứu.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về châm cứu và ung thư gan để đối phó với những cơn đau của mình.
[embed-health-tool-bmi]