Vào năm 2020, ước tính có khoảng hơn 80.000 người trên thế giới tử vong vì ung thư vòm họng. Điều này dấy lên nỗi lo ung thư vòm họng sống được bao lâu.
Không có một tổ chức hay chuyên gia nào đưa ra được số năm tuổi thọ chính xác dành cho bệnh nhân ung thư vòm họng. Ở mỗi người bệnh, tiên lượng là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những con số thống kê dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi ung thư vòm họng sống được bao lâu, nhưng chỉ là tỷ lệ trung bình và không phải đúng cho tất cả mọi trường hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ người bệnh
Những yếu tố tác động đến việc người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu sẽ bao gồm:
- Giai đoạn ung thư được chẩn đoán càng sớm, ung thư chưa lan tràn thì cơ hội sống càng cao
- Tuổi người bệnh càng trẻ thì sẽ có tiên lượng sống càng tốt hơn
- Sức khỏe tổng thể tốt, không có bệnh lý nền khác thì tuổi thọ sẽ cao hơn
- Mức độ đáp ứng với điều trị càng tốt, cơ hội kiểm soát bệnh càng nhiều thì tuổi thọ sẽ càng cao
- Người hút thuốc hoặc ngửi khói thuốc thường xuyên có tiên lượng kém hơn người không hút.
Ung thư vòm họng sống được bao lâu kể từ khi chẩn đoán?
Dữ liệu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy 63% bệnh nhân ung thư vòm họng ở nước này sống được trên 5 năm kể từ thời điểm chẩn đoán. Với từng giai đoạn bệnh, tỷ lệ sống được trên 5 năm cụ thể như sau:
- Khối u chỉ nằm trong vòm họng: 82%
- Ung thư đã lan đến các mô hoặc cơ quan lân cận, và/hoặc các hạch bạch huyết ở cổ: 72%
- Ung thư di căn xa đến các bộ phận khác của cơ thể: 49%. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu?”.
Để trả lời cho câu hỏi “Ung thư vòm họng sống được bao lâu?”, dữ liệu đến từ một nghiên cứu lớn ở châu Âu cho thấy: Đối với tất cả những người được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng ở Anh và Ireland có tỷ lệ sống sót như sau:
- Gần 75% sống được trong 1 năm sau khi chẩn đoán
- Khoảng 50% sống được từ 5 năm trở lên sau khi chẩn đoán.
Bạn có thể muốn xem thêm:
Cải thiện tuổi thọ bằng cách chăm sóc tốt sau điều trị ung thư
Có những yếu tố ảnh hưởng đến việc ung thư vòm họng sống được bao lâu mà bạn không thể nào can thiệp được, chẳng hạn như giai đoạn ung thư lúc chẩn đoán, tuổi tác,… Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tuổi thọ của mình bằng cách tuân thủ mọi chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ, theo sát tiến trình điều trị.
Sau mỗi đợt điều trị ung thư, việc chăm sóc tốt bản thân cũng sẽ giúp ích cho bạn kéo dài tuổi thọ và sống khỏe mạnh hơn. Để làm được điều này, bạn nên:
- Tái khám đúng lịch để tìm kiếm sớm dấu hiệu ung thư tái phát hoặc tiến triển.
- Sàng lọc sớm đối với các bệnh ung thư khác.
- Hỏi kỹ bác sĩ về các tác dụng phụ xảy ra muộn hoặc kéo dài sau điều trị và cách xử trí.
- Khám răng định kỳ nếu từng xạ trị, vì bạn có thể gặp tình trạng khô miệng và sâu răng.
- Cùng với bác sĩ phục hồi chức năng nói, nghe và nuốt (nếu cần).
- Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng vì bệnh ung thư vòm họng và phương pháp điều trị có thể gây khó nuốt, khô miệng, rụng răng. Vì vậy, có người bệnh sẽ gặp tình trạng khó ăn, sụt cân, suy nhược. Nếu bạn không tăng cân hoặc bị mất cơ, bác sĩ có thể đặt ống truyền thức ăn vào dạ dày trong thời gian ngắn sau điều trị nhằm đảm bảo dinh dưỡng.
- Những người có thói quen hút thuốc lá nên cai thuốc vĩnh viễn thay vì ngồi lo lắng ung thư vòm họng sống được bao lâu. Điều này sẽ cải thiện cơ hội sống sót lên rất nhiều. Hút thuốc khi đang điều trị ung thư sẽ làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ ung thư tái phát. Kể cả hút thuốc sau điều trị cũng khiến bạn dễ mắc phải một bệnh ung thư khác liên quan đến thuốc lá hơn.
- Tránh uống rượu sẽ có lợi cho sức khỏe tổng thể, góp phần giảm rủi ro ung thư tái phát.
- Luôn duy trì hoạt động thể chất đều đặn, vận động thường xuyên hơn thay vì chỉ ngồi và nằm.
- Tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt; đồng thời, hạn chế thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường.
Việc biết được ung thư vòm họng sống được bao lâu không có nhiều ý nghĩa bằng việc bạn phải bắt tay vào điều trị ngay và thay đổi lối sống lành mạnh hơn để giảm thiểu tối đa nguy cơ ung thư phát triển. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi. Hãy hành động ngay hôm nay để nỗ lực cải thiện tuổi thọ khi mắc ung thư vòm họng nhé!
[embed-health-tool-bmi]