Bệnh Lymphoma là gì, có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này ra sao thì không phải ai cũng biết. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể lymphoma là bệnh gì trong bài viết ngay sau đây nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bệnh Lymphoma là gì, có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này ra sao thì không phải ai cũng biết. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể lymphoma là bệnh gì trong bài viết ngay sau đây nhé!
Lymphoma hay còn gọi là u lymphoma là một loại ung thư ở hệ bạch huyết, một phần của hệ miễn dịch cơ thể.
Hệ thống bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết (tuyến bạch huyết), lá lách, tuyến ức và tủy xương. Hạch lymphoma có thể ảnh hưởng đến tất cả các khu vực cũng như các cơ quan khác trên khắp cơ thể.
Có hai loại bệnh lymphoma phổ biến:
Ngoài ra, còn nhiều dạng bệnh lymphoma khác.
Một số dạng bệnh lymphoma như:
Các dấu hiệu và triệu chứng của lymphoma có thể bao gồm:
Đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng dai dẳng nào được đề cập phía trên khiến bạn lo lắng. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nhất.
Các bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây ra lymphoma. Tuy nhiên, bệnh bắt đầu khi tế bào lympho phát triển đột biến di truyền. Đột biến làm tế bào bệnh nhân lên nhanh chóng, khiến hạch bạch huyết bị sưng.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lymphoma gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu nghi ngờ bệnh lymphoma, bác sĩ thường yêu cầu sinh thiết. Điều này liên quan đến việc lấy một tế bào từ hạch bạch huyết bị sưng để xác định sự hiện diện và phân loại tế bào lymphoma.
Nếu bác sĩ phát hiện các tế bào lymphoma, bạn sẽ được xét nghiệm thêm để xác định căn bệnh ung thư đã lan rộng đến mức nào. Các xét nghiệm này có thể bao gồm chụp X-quang ngực, xét nghiệm máu hoặc thử nghiệm các hạch bạch huyết hoặc mô gần đó.
Xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể xác định các khối u hoặc các hạch bạch huyết bị sưng.
Việc điều trị lymphoma tùy thuộc vào loại u lympho, mức độ nghiêm trọng và giai đoạn bệnh, cũng như sức khỏe tổng thể và sở thích của bệnh nhân. Mục đích của việc điều trị là tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư càng tốt và giúp bệnh thuyên giảm.
Điều trị lymphoma có thể bao gồm hóa trị, thuốc trị liệu miễn dịch, xạ trị, ghép tủy xương hoặc kết hợp một số loại thuốc.
Phương pháp điều trị bệnh lymphoma bao gồm:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!