Bạn nghĩ rằng ung thư là “trời kêu ai nấy dạ’ nên mỗi khi cơ thể có dấu hiệu bất ổn đều muốn trì hoãn việc đi khám vì sợ phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo này? Nếu tìm hiểu kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều tin đồn về ung thư khiến bạn hoang mang hóa ra lại chẳng hề đúng!
Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh toàn cầu (CDC Global Health) thì nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam là ung thư. Số liệu thống kê mới nhất của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 125.000 trường hợp ung thư mới phát hiện và 94.700 ca tử vong.
Dưới đây là 6 tin đồn đáng sợ về ung thư mà bạn có thể từng nghe, hãy cùng xem sự thật có đúng như vậy không nhé.
1. Ung thư luôn gây tử vong
Hầu hết các dạng ung thư tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh thì có thể điều trị được. Kể cả đang ở giai đoạn tiến triển, một số dạng ung thư vẫn có thể chữa được.
Ngoài việc chữa ung thư tinh hoàn và u lympho tinh hoàn thì hầu hết các dạng ung thư như ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt và ung thư da có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
2. Ung thư làm bạn bị rụng hết tóc
Bản thân ung thư không làm bạn bị rụng tóc. Tất nhiên một số hình thức điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị thì có thể gây ra tình trạng này.
Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư chỉ gây rụng tóc rất ít hoặc không gây rụng tóc. Ước tính có tới một nửa loại thuốc hóa trị ung thư không gây rụng tóc. Nhiều loại thuốc mới, thuốc điều trị đích cũng không gây rụng tóc khi điều trị.
3. Ung thư là bệnh lây nhiễm
Bạn không thể bị lây ung thư từ người khác. Ung thư không lây qua tiếp xúc hoặc các chất tiết hoặc lây truyền trong không khí. Ung thư không lây nhiễm.
Một số loại virus và yếu tố lây nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Ví dụ nổi tiếng nhất là pappilomavirus ở người (virus HPV) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và ung thư miệng, họng. Virus Epstein-Barr có liên quan đến ung thư mũi và cổ họng và một số u lympho nhất định. Sau khi tiếp xúc và bị lây nhiễm virus, cần một khoảng thời gian dài hàng thập kỷ để tiến triển ung thư.
4. Ung thư luôn gây đau đớn
Ung thư thường gây đau nhưng không phải mọi loại ung thư đều gây đau đớn. Có một số bệnh ung thư không hề gây đau.
Một trong những trọng tâm chính của bác sĩ khi điều trị ung thư tập trung vào cơn đau. Chăm sóc giảm nhẹ và kiểm soát đau là một phần rất quan trọng trong điều trị ung thư. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị về cơn đau mà bạn đang phải chịu đựng.
5. Ung thư sẽ bị di truyền
Điều này cho thấy sự hiện diện của một gen ung thư di truyền, giống như gen gây ung thư vú BRCA1. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là hầu hết những người bị ung thư không có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Phần lớn những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư không bị bệnh.
Tuy nhiên, có một thành viên gia đình bị ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, ví dụ như ung thư vú hoặc ung thư đại tràng. Một số người có tiền sử bệnh ung thư gia đình hoặc một thành viên gia đình được chẩn đoán mắc ung thư ở độ tuổi rất trẻ.
6. Ung thư phải được điều trị ngay
Đáng ngạc nhiên là không phải cứ mắc ung thư là phải điều trị ngay lập tức. Bởi vì dù bạn bị chẩn đoán ung thư bạn vẫn có thể phải đợi. Đối với một số bệnh ung thư tiến triển chậm, thay vì sử dụng phương pháp điều trị xâm lấn, các bác sĩ thường chờ và theo dõi thật thận trọng để quan sát xem ung thư có lây lan hay không.
Những loại ung thư này bao gồm u lympho phát triển chậm và bệnh bạch cầu, cũng như một số dạng ung thư tuyến tiền liệt. Đôi khi lựa chọn tốt là sử dụng các liệu pháp điều trị triệu chứng hơn là chữa bệnh, bằng cách này mọi người có thể chung sống trong nhiều năm với căn bệnh ung thư.
Trong một số trường hợp, không làm gì cả có thể phù hợp. Nếu bạn đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng khác, ung thư có thể không phải là mối đe dọa lớn nhất. Trong trường hợp đã bị ung thư giai đoạn cuối, bạn có thể chọn không điều trị ung thư. Thay vào đó, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ để có thể sống thoải mái, ít đau đớn hơn những ngày cuối đời.
Đừng để tin đồn ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thưMột trong những tin đồn phổ biến rằng phẫu thuật làm ung thư lây lan có thể xuất phát từ thực tế phổ biến là lấy sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn nặng để có thể điều trị thường từ chối rất nhanh chóng ngay sau phẫu thuật chẩn đoán. Tuy nhiên, thực tế là bạn có thể điều trị ung thư thành công với nhiều loại thuốc tốt vì ngày nay y học đã phát triển hơn rất nhiều. • Có thể điều trị ung thư thành công: Tin đồn đáng sợ về ung thư cũng làm mất niềm tin của người bệnh với phương pháp điều trị. Họ có nhìn nhận sai lệch rằng điều trị ung thư có rất ít tiến triển trong khi sự thật không phải như vậy. • Có nhiều loại thuốc tốt cho việc điều trị: Nhiều người cũng nghĩ rằng có một phương thuốc duy nhất chữa tất cả các loại ung thư. Tuy nhiên, họ không biết rằng có rất nhiều loại thuốc điều trị ung thư mới và hiệu quả ra đời, nhiều người đã được chữa khỏi. • Y học ngày nay đã phát triển hơn nhiều: Vài thập kỷ trước đây chỉ có khoảng 10% trẻ em mắc bệnh bạch cầu sống sót sau căn bệnh này. Ngày nay, 80% trẻ em mắc bệnh có thể được chữa khỏi. Rất nhiều người lo ngại rằng nếu họ uống thuốc giảm đau sau này, thuốc giảm đau sẽ không có tác dụng nữa. Bệnh nhân cũng lo rằng thuốc giảm đau sẽ gây nghiện trong khi thực tế đây chỉ là tin đồn. Thực tế, những người có quan niệm sai lầm về ung thư có thể làm tăng nguy cơ tử vong và bị tàn tật do ung thư vì họ có thể đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe không phù hợp hoặc không tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. |
Những tin đồn đáng sợ về ung thư cũng gây hoang mang rất lớn cho bệnh nhân và người chăm sóc, gây ra những tâm trạng lo lắng, sợ hãi, chấn động tâm lý và nhiều hệ quả nghiêm trọng khác. Do đó, bạn cần có nhận thức đúng đắn về những tin đồn về ung thư sai lệch để phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhé.
[embed-health-tool-bmi]