Vitamin C hay chế phẩm sủi C là một trong các chất bổ sung quen thuộc cho việc nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại một số bệnh tật. Vậy đối với một bệnh lý mãn tính như tiểu đường thì sao? Liệu vitamin C có lợi cho bệnh nhân tiểu đường và bị tiểu đường có uống được sủi C không?
Để bổ sung vitamin C, bên cạnh các loại trái cây hoa quả, nhiều người ưa chuộng dùng viên uống sủi chứa vitamin C. Vậy nên, hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “tiểu đường có uống được C sủi không?” ngay sau đây nhé!
1. Tiểu đường có bổ sung vitamin C được không?
Trước khi giải đáp câu hỏi đề ra là tiểu đường có uống được sủi C không thì hãy “điểm” qua mối liên hệ giữa vitamin C và tiểu đường. Đường huyết tăng sẽ gây tăng quá trình oxy hóa trong cơ thể, tạo ra lượng lớn gốc tự do có hại. Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, các nhà khoa học thấy rằng lượng các chất chống oxy hóa như vitamin C, A, E giảm. Do đó, nhu cầu vitamin C của người bệnh tiểu đường type 2 cao hơn so với bình thường.
Một nghiên cứu nhỏ ở Úc đã chỉ ra mối liên hệ giữa vitamin C và bệnh tiểu đường type 2. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Diabetes, Obesity and Metabolism cho thấy những người bệnh tiểu đường type 2 uống viên vitamin C 500mg trong ngày sẽ giảm được 36% lượng đường huyết sau bữa ăn.
Hơn thế nữa, vitamin C cũng đem lại các lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường như:
- Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại các bệnh như ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết. Cũng nhờ đặc tính này, người bệnh tiểu đường có thể làm chậm hoặc giảm được nguy cơ biến chứng trên tất cả các cơ quan trong cơ thể. Vì các biến chứng này đều do tăng quá trình oxy hóa mà ra.
- Hạ huyết áp nếu đang mắc kèm tăng huyết áp.
- Giúp cơ thể hấp thu và dự trữ sắt. Thiếu vitamin C trầm trọng cũng sẽ làm bạn thiếu máu, còi, chảy máu nướu răng,…
- Kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở người già.
2. Tiểu đường có uống được sủi C không?
Vậy, có thể nói người tiểu đường có thể uống vitamin C thậm chí việc bổ sung vitamin C còn giúp bệnh nhân tiểu đường type 2 ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Nhưng với câu hỏi “tiểu đường có uống sủi C được không?” thì vẫn NÊN XEM XÉT.
Bởi viên sủi bọt là một trong những chế phẩm có thể chứa đến 1g muối/viên. Mặc dù muối không làm tăng đường huyết nhưng muối sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch, bệnh thận. Đây đều là các yếu tố có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường. Theo khuyến cáo, người lớn chỉ nên ăn 6g muối mỗi ngày và trẻ em thì ít hơn.
Vì vậy, khi uống C sủi, bạn nên tính luôn lượng muối có trong các sản phẩm này để cân đối lại việc sử dụng muối trong các món ăn khác.
Tiểu đường có uống được sủi C không? Các lựa chọn thay thế.
Nếu bạn bị tiểu đường, đặc biệt được khuyến cáo ăn ít muối thì giải đáp cho thắc mắc “tiểu đường có uống sủi C được không” là CÓ THỂ. Nhưng nếu không muốn phải tính lại lượng muối ăn hằng ngày thì đổi sang viên uống vitamin C dạng viên sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, vitamin C có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại rau củ quả, trái cây. Bạn có thể nhận được lợi ích sức khỏe từ vitamin C thông qua việc tăng cường các nhóm thực phẩm sau trong bữa ăn:
- Trái cây họ cam, quýt.
- Ớt chuông
- Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất.
- Các loại rau màu xanh lá
- Ổi
Tiểu đường có uống được sủi C không? Một số lưu ý
Người tiểu đường uống C sủi được không? Mặc dù cơ thể chúng ta không tự sản xuất được vitamin C nên cần thiết phải bổ sung từ bên ngoài. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý bổ sung trong liều lượng khuyến cáo. Với người trưởng thành khỏe mạnh, lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 90 mg đối với nam giới và 75 mg đối với phụ nữ. Với người bị tiểu đường, như các nghiên cứu cho thấy có thể có nhu cầu vitamin C cao hơn. Tuy nhiên, uống quá nhiều vitamin C cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
- Ợ nóng
- Co thắt dạ dày hoặc đầy hơi
- Mệt mỏi và buồn ngủ, hoặc đôi khi mất ngủ
- Đau đầu
- Da đỏ bừng
Không những thế, bổ sung vitamin C đường uống trên 2000mg mỗi ngày kéo dài còn có nguy cơ gây sỏi thận. Vì vậy, không nên lạm dụng vitamin C nhé.
Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi tiểu đường có uống được sủi C không và uống như thế nào nhé! Bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và một cuộc sống năng động để kiểm soát mức đường huyết hiệu quả và sống khỏe hơn nhé!
[embed-health-tool-bmi]