backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 26/02/2024

Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không?

Chị em phụ nữ và các bé gái thường sẽ gặp phải tình trạng kiến bu quần lót. Nam giới cũng có thể bị nhưng ít gặp hơn. Kiến “yêu thích” đồ ngọt nên nhiều người sẽ lo ngại quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường, hay quần lót bị kiến bu là bị gì.

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay nhé!

Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường hay không?

Câu trả lời là CÓ THỂ

Thông thường, nước tiểu của chúng ta chứa rất ít hoặc không có đường glucose. Tuy nhiên, nếu lượng glucose trong máu quá cao (trên 180mg/dL) thì thận sẽ tham gia loại bỏ lượng glucose dư thừa qua nước tiểu.

Nếu quần lót bị kiến bu do dính nước tiểu có chứa glucose thì có khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Muốn khẳng định chính xác thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. 

Dù vậy, quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không thì cũng chưa chắc chắn. Kiến bị hấp dẫn bởi nhiều thứ “mùi vị” khác nữa chứ không riêng gì vị ngọt. Thế nhưng, kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường không thì khả năng mắc bệnh của bạn lúc này là rất cao.

Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không và khi nào nguy cơ cao?

Tại sao đáy quần lót bị kiến bu?

Ăn nhiều đồ ngọt

Đường glucose trong máu tăng cao và phải thải trừ bớt qua nước tiểu chưa chắc đã là do tiểu đường mà đơn giản chỉ vì thời gian gần đây bạn đã ăn quá nhiều đồ ngọt mà thôi. 

Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không? Nếu thận của bạn khỏe mạnh bình thường, bạn cũng không cần quá lo lắng. Chỉ khi quần lót bị kiến bu là tiểu đường thì tình trạng này sẽ gây tổn thương cho thận.

Viêm phụ khoa

Ở chị em phụ nữ, có những nguyên nhân phụ khoa có thể gây hiện tượng kiến bu quần lót.

Viêm phụ khoa do nấm, vi khuẩn hay bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ khiến âm đạo tăng tiết khí hư với mùi tanh hôi khó chịu và thu hút loài kiến. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như:

  • Khí hư đặc và trắng giống như phô mai
  • Có màu xanh lục, hồng hoặc nâu
  • Mùi rất khó chịu
  • Gây ngứa rát.

quần lót bị kiến bu do viêm phụ khoa

Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không và khi nào có nguy cơ cao mắc bệnh?

Hầu hết dấu hiệu tiểu đường sẽ khó nhận biết ở thời gian đầu mắc bệnh. Các triệu chứng có thể phát triển chậm đến mức nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau nhiều năm mới phát hiện ra.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyên rằng mọi người trưởng thành nên tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường từ tuổi 35. Những người thừa cân và có thêm các yếu tố nguy cơ của tiểu đường thì nên sàng lọc trước tuổi 35.

Đặc biệt, hiện tượng quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không thì nguy cơ sẽ rất cao nếu bạn có thêm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường sau đây:

  • Khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên: Khi đường glucose tích tụ trong máu, nó buộc thận phải làm việc nhiều hơn để hấp thu lại lượng đường dư thừa này. Tới một thời điểm mà thận không thể theo kịp, đường sẽ đi vào nước tiểu kéo theo chất lỏng trong các mô của cơ thể. Cơ thể bị mất nước nên khát hơn, từ đó uống nhiều nước hơn và đi tiểu cũng nhiều hơn.
  • Mệt mỏi hơn bình thường: Đường trong máu cao nhưng cơ thể lại không sử dụng được, bị đói năng lượng gây ra mệt mỏi. Ngoài ra, mất nước cũng sẽ làm bạn mệt mỏi hơn bình thường.
  • Nhìn mờ: Đường huyết cao kéo chất lỏng, chủ yếu là nước ra khỏi các mô, trong đó có thủy tinh thể của mắt. Điều này khiến khả năng tập trung của mắt bị ảnh hưởng. Nếu được điều trị thì hiện tượng mờ mắt sẽ mất đi. Nếu không, các mạch máu mới có thể hình thành ở võng mạc và gây hư hại các mạch máu khác. Theo thời gian, quá trình thay đổi của mạch máu này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn, thậm chí gây mù lòa.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Mất đường ra khỏi nước tiểu đồng nghĩa với mất đi calo và nước, dẫn đến sụt cân. Tình trạng này xảy ra ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 và một số người bệnh tuýp 2.

Bên cạnh đó, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác của biến chứng bệnh tiểu đường như vết loét lâu lành, nhiễm trùng thường xuyên, tê ngứa tay chân, sưng đỏ nướu,…

Hãy đi khám càng sớm càng tốt!

Thỉnh thoảng quần lót bị kiến bu thì không quá đáng ngại. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi thêm phản ứng của cơ thể để phán đoán xem quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không, từ đó thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 26/02/2024

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo