backup og meta

Bia rượu ảnh hưởng thế nào đến người mắc bệnh tiểu đường

Bia rượu ảnh hưởng thế nào đến người mắc bệnh tiểu đường

Với nhiều người, một ly rượu, bia sẽ chẳng gây hại gì cả. Tuy nhiên, với những đối tượng đang gặp vấn đề sức khỏe như người mắc bệnh tiểu đường thì đồ uống có cồn sẽ làm tăng lượng đường huyết và gây hại cho sức khỏe của họ.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu tác động cũng như cách sử dụng hợp lý rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác.

Rượu, bia tác động đến cơ thể người mắc bệnh tiểu đường thế nào?

Người mắc bệnh tiểu đường uống bia, rượu được không? Thực tế, những loại đồ uống này thường được xem là “thuốc” an thần giúp làm dịu và giảm đau do tác động lên thần kinh trung ương của người dùng. Sau khi uống, rượu bia sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào dạ dày, đến ruột non rồi vào máu.

Ở một người bình thường, gan sẽ phân hủy được một phần đồ uống có cồn tiêu chuẩn mỗi giờ. Lượng còn lại sẽ di chuyển khắp cơ thể, chúng được phổi, thận, da xử lý và đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi.

Tùy vào lượng rượu, bia bạn sử dụng mà mức độ tác động lên cơ thể của chúng cũng sẽ khác nhau. Khi uống một lượng nhỏ, rượu bia sẽ như một chất kích thích – bạn có thể cảm thấy vui vẻ, hưng phấn hoặc nói nhiều hơn. Còn khi uống quá nhiều, bạn sẽ có khả năng bị suy nhược cơ thể.

Ảnh hưởng của rượu, bia đến nồng độ đường huyết

bia rượu ảnh hưởng xấu đến người mắc bệnh tiểu đường

Tùy theo thể trạng của mỗi người mà cơ thể sẽ có những phản ứng với đồ uống có cồn khác nhau. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác liên quan đến đường huyết cần phải cẩn trọng hơn khi uống bia, rượu.

Uống bia, rượu có làm tăng đường huyết không. Theo trang Medical News Today, việc tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ tác động đến đường huyết cũng như các hormone cân bằng đường huyết trong máu. Những người hay uống rượu với độ cồn cao hoặc dùng nhiều bia sẽ dễ dàng mất hết năng lượng dự trữ chỉ trong vài giờ. Về lâu dài, tiêu thụ quá mức rượu, bia cũng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của insulin, dẫn tới tăng lượng đường trong máu. Những người đã bị bệnh gan do rượu bia thường cũng sẽ bị tiểu đường hoặc không thể hấp thụ glucose nữa. Bình thường, nồng độ đường huyết sẽ ở khoảng 70–100g/dl, nhưng với những người bị tiểu đường mà không chữa trị, nồng độ này thường sẽ cao hơn 126g/dl.

Bệnh nhân tiểu đường phải cực kỳ cẩn thận với chuyện dùng đồ uống có cồn. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm rõ những nguy hiểm liên quan. Ngoài ra, một số loại thuốc không nên dùng chung với đồ uống có cồn và người bị tiểu đường càng phải chú ý hơn nữa.

Tiêu thụ rượu bia có thể làm hạ đường huyết thấp đến mức báo động. Bởi vì gan phải làm việc để loại bỏ cồn ra khỏi máu thay vì kiểm soát nồng độ đường huyết. Rượu bia cũng sẽ làm cơ thể khó nhận thức được lượng đường trong máu có bị hạ thấp hay không. Triệu chứng của hạ đường huyết cũng tương tự với uống quá nhiều rượu bia, bao gồm: rối loạn nhịp tim, buồn ngủ, mờ mắt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất phương hướng và có thể bị bất tỉnh.

Những vấn đề khác liên quan đến rượu bia và người mắc bệnh tiểu đường

Không chỉ ảnh hưởng đến đường huyết, với những người mắc bệnh tiểu đường, đồ uống có cồn còn gây ra những tác hại sau:

√ Đồ uống có cồn có thể kích thích sự thèm ăn, làm bạn ăn nhiều hơn và dẫn đến đường huyết tăng lên cao hơn nữa, nếu thường xuyên sẽ làm cơ thể bạn ở trạng thái thừa cân.

√ Thêm vào đó, đồ uống có cồn còn làm giảm ý chí khiến bạn dễ sa vào chế độ ăn uống không lành mạnh hơn. Chúng cũng phản ứng lại với một số loại thuốc uống trị bệnh tiểu đường và làm tăng huyết áp.

Lưu ý khi dùng đồ uống có cồn

Vậy là bạn đã rõ bệnh tiểu đường có uống rượu, bia được không và những ảnh hưởng đi kèm. Người mắc bệnh tiểu đường nếu muốn sử dụng đồ uống có cồn thì nên kiểm tra nồng độ đường huyết trước khi uống và 24 tiếng sau đó. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên kiểm tra nồng độ trước khi ngủ để đảm bảo chúng vẫn đang ở trạng thái ổn định.

lưu ý khi dùng đồ uống có cồn

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, một phần uống tiêu chuẩn tương đương với 14g đồ uống có cồn nguyên chất. Rượu, bia thông thường có nồng độ cồn ở mức 2–20%. Tuy nhiên, các loại rượu mạnh có thể đạt mức 40–50% hoặc cao hơn nữa.

ruou-bia-va-benh-tieu-duong-anh-huong-the-nao-len-duong-huyet-bang-1
Nồng độ của một phần đồ uống cơ bản

[mc4wp_form id=’290304″]

Người mắc bệnh tiểu đường uống rượu, bia thế nào cho đúng?

Những người mắc vấn đề về đường huyết không nên uống các loại thức uống đã pha chế và cocktail vì chúng thường chứa rất nhiều đường,  sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cũng khuyến nghị về cách sử dụng đồ uống có cồn cho người mắc bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:

  • Phụ nữ không nên sử dụng quá 1 phần đồ uống cơ bản mỗi ngày, con số này sẽ là không quá 2 phần với cánh mày râu
  • Không uống rượu, bia khi đói bụng hoặc đường huyết đang ở mức thấp
  • Không dùng đồ uống có cồn để thay thế cho thức ăn vì chúng không được tính là chất bột đường
  • Uống từ từ từng ngụm nhỏ, tránh uống hết chỉ trong một lần
  • Luôn cấp nước cho cơ thể với những thức uống không calo như nước, soda ăn kiêng
  • Có thể chọn các loại bia nồng độ thấp hoặc rượu có pha soda thay cho những loại thông thường
  • Luôn cẩn trọng với các loại bia nguyên chất tự làm vì chúng có thể chứa gấp đôi lượng calo và cồn so với bia nồng độ thấp
  • Nếu muốn uống nước đã pha chế, hãy chọn những loại không calo như soda hoặc tonic ăn kiêng.
ruou-bia-va-benh-tieu-duong-anh-huong-the-nao-den-duong-huyet-bang-2
Lượng tinh bột và đường có trong các loại thức uống có cồn

Phần lớn những người mắc tiểu đường đều thưởng thức đồ uống có cồn vào những dịp đặc biệt. Tuy nhiên, gan cần từ 1–1,5 tiếng để phân hủy mỗi phần đồ uống này. Uống càng nhiều thì nguy cơ bị hạ đường huyết sẽ càng cao.

Các triệu chứng hạ đường huyết thường xảy ra rất đột ngột rất nguy hiểm nếu cơ thể người uống chưa sẵn sàng. Vì vậy, trước khi uống, bạn hãy ăn một ít bột đường để lượng đường trong máu được ổn định.

Người bị tiểu đường nên mang theo một ít bánh kẹo ngọt hoặc đường để phòng trường hợp hạ đường huyết khẩn cấp và nên thực hiện kiểm tra nồng độ đường huyết thường xuyên. Người bệnh cũng phải chú ý vì tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn sẽ làm giảm hiệu quả của các loại thuốc trị bệnh tiểu đường.

Theo một nghiên cứu gần đây cho biết: phụ nữ uống vừa phải và có kiểm soát sẽ ít bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn những người không uống. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn có một số hạn chế vì chúng có thể làm thay đổi nhận thức của người dùng về các tác động của rượu, bia. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, tốt nhất họ nên cẩn trọng và tuân theo chế độ ăn uống đã được khuyến nghị.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Alcohol and diabetes: How does it affect blood sugar levels?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/312918.php

Ngày truy cập 08/03/2021

Diabetes and alcohol

https://www.webmd.com/diabetes/guide/drinking-alcohol

Ngày truy cập 08/03/2021

Phiên bản hiện tại

08/03/2021

Tác giả: Phương Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Phú


Bài viết liên quan

Máy đo đường huyết Safe Accu: Tính năng và cách sử dụng

Tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không? Hiểu để kiểm soát bệnh hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Hồ · Ngày cập nhật: 08/03/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo