backup og meta

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, nguy hiểm khó lường!

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, nguy hiểm khó lường!

Biến chứng tiểu đường có thể diễn ra sau vài năm hoặc thậm chí là chỉ sau vài giờ sau khi được chẩn đoán mắc bệnh. Các biến chứng diễn ra nhanh chóng và nguy hiểm còn được gọi là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường. Đâu là các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường và cách để ngăn chặn những biến chứng này là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua các thông tin sau đây nhé!

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường: Hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi cơ thể và đặc biệt là não không nhận đủ lượng glucose để hoạt động, lúc này đường huyết có thể xuống đến dưới 70 mg/dL (4,2 mmol/L).

Triệu chứng hạ đường huyết của mỗi người là khác nhau nhưng chúng thường diễn ra rất nhanh chóng. Các dấu hiệu của hạ đường huyết thường gặp nhất là:

  • Run rẩy, hồi hộp và đổ mồ hôi, ớn lạnh
  • Khó chịu và mất tập trung, đôi khi lú lẫn
  • Tim đập nhanh
  • Da xanh xao
  • Cảm thấy không có năng lượng và đói
  • Nhìn mờ hoặc suy giảm thị lực.

biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường: hạ đường huyết

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường này liên quan phần lớn đến việc dùng thuốc, insulin và chế độ sinh hoạt không điều độ khác (ví dụ như uống rượu bia nhiều, bỏ bữa, tập luyện nhiều mà không bổ sung đủ năng lượng,…).

Nhiễm toan ceton máu

Nhiễm toan ceton máu là một trong những biến chứng cấp tính của tiểu đường xảy ra khi cơ thể người bệnh sản xuất ra lượng axit máu cao gọi là ceton.

Tình trạng này phát triển là do cơ thể sản xuất không đủ insulin và bắt đầu phân hủy chất béo để tạo nên “nhiên liệu” cho cơ thể hoạt động. Quá trình này sẽ làm tăng và tích tụ ceton trong máu dần phát triển thành nhiễm toan ceton máu do tiểu đường.

Các dấu hiệu nhận biết biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường này thường phát triển nhanh chóng (đôi khi là trong vòng 24 giờ), bao gồm:

  • Khát nhiều
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi
  • Lú lẫn.

Nhiễm toan ceton máu ít gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Đôi lúc đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và hoặc thường xuyên bỏ liều insulin.

Tăng áp lực thẩm thấu máu

Tăng áp lực thẩm thấu máu hay còn gọi là hội chứng tăng đường huyết Hyperosmolar (HHS) là một biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường nguy hiểm. Biến chứng này xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài sẽ rút nước từ các tế bào cơ quan, dẫn đến mất nước nghiêm trọng, khiến cho bệnh nhân cực kỳ khát và lú lẫn.

biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường: tăng áp lực thẩm thấu máu

Loại biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường này có thể ảnh hưởng đến cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, nhưng phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Những dấu hiệu cảnh báo HHS bao gồm:

  • Khô miệng, cực kỳ khát
  • Tăng lượng đường trong máu
  • Da ấm nhưng không đổ mồ hôi
  • Sốt
  • Lú lẫn hoặc luôn cảm thấy buồn ngủ
  • Mất thị lực
  • Ảo giác
  • Buồn nôn
  • Suy nhược cơ thể.

Cách tốt nhất để phòng ngừa loại biến chứng nguy hiểm này là thường xuyên kiểm tra đường huyết và phát hiện ngay các tình huống nằm ngoài phạm vi kiểm soát. Nếu lượng đường máu cao và gặp phải các triệu chứng của HHS, người bệnh cần giữ đủ nước và đi cấp cứu ngay.

Một số điều khác bạn nên làm để kiểm soát đường huyết, hạn chế biến chứng:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ.
  • Giữ chỉ số đường huyết HbA1c trong phạm vi mục tiêu. Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng lên, hãy nói chuyện với bác sĩ.
  • Bỏ thuốc lá bởi hút thuốc khiến máu khó lưu thông khắp cơ thể đến những nơi như tim và chân.
  • Ăn uống lành mạnh giúp giảm cân, giảm HbA1c, kiểm soát huyết áp và giảm chất béo trong máu như cholesterol.
  • Hoạt động thể chất nhiều hơn giúp giảm nguy cơ biến chứng.

Không thể phủ nhận rằng biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thì nguy hiểm và khó lường nhưng không hẳn là bạn phải đầu hàng với chúng. Luôn tuân thủ điều trị và kiểm tra đường huyết thường xuyên, uống thuốc đúng liều và duy trì đường huyết ổn định sẽ giúp bạn quản lý tốt bệnh tiểu đường và biến chứng của bệnh.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Complications of diabetes

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications

Ngày truy cập 14/4/2022

Diabetic ketoacidosis – Symptoms and causes – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-ketoacidosis/symptoms-causes/syc-20371551

Ngày truy cập 14/4/2022

Hyperosmolar Hyperglycemic Nonketotic Syndrome (HHNS).

https://www.diabetes.co.uk/diabetes-complications/hyperosmolar-hyperglycemic-nonketotic-syndrome.html

Ngày truy cập 14/4/2022

Complications of diabetes: acute and chronic.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1840972.

Ngày truy cập 14/4/2022

Low blood sugar (hypoglycaemia) – NHS.

https://www.nhs.uk/conditions/low-blood-sugar-hypoglycaemia

Ngày truy cập 14/4/2022

Phiên bản hiện tại

25/06/2024

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Nhận biết 9 dấu hiệu biến chứng tiểu đường ở da

Da của người bị tiểu đường: Tại sao phải chăm sóc đặc biệt?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 25/06/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo