backup og meta

Vắc-xin HPV

Vắc-xin HPV

Tên gốc: human papillomavirus

Phân nhóm: Vaccin, kháng huyết thanh & thuốc miễn dịch

Tác dụng

Tác dụng của vắc xin HPV là gì?

Vắc xin HPV được tiêm để phòng ngừa các bệnh (ví dụ như ung thư hậu môn, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo; mụn cóc sinh dục; tổn thương hậu môn, cổ tử cung, âm hộ hoặc âm đạo) do nhiễm HPV ở nữ giới từ 9 đến 26 tuổi. Vắc xin cũng được sử dụng để ngăn ngừa ung thư hậu môn, tổn thương hậu môn hoặc khối u hoặc mụn cóc sinh dục do nhiễm HPV ở nam giới từ 9 đến 26 tuổi.

Vắc xin ngừa bệnh papillomavirus người (HPV) là một loại vắc xin hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại nhiễm HPV.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng vắc xin HPV cho người lớn như thế nào?

Tiêm phòng HPV được khuyến cáo cho bé gái từ 11 – 12 tuổi. Nó cũng được khuyến cáo cho nữ giới từ 13 đến 26 tuổi chưa được chủng ngừa hoặc đã hoàn thành các dòng vắc xin. Những người từ 11 đến 12 tuổi tiêm hai liều vắc xin HPV để phòng ngừa các bệnh ung thư do HPV gây ra.

Liều dùng vắc xin HPV cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em từ 9 đến 12 tuổi có thể tiêm ngừa cùng liều với người lớn.

Cách dùng

Bạn nên dùng vắc xin HPV như thế nào?

Sử dụng vắc xin HPV theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra nhãn trên thuốc để biết hướng dẫn sử dụng chính xác.

  • Vắc xin HPV thường được tiêm tại văn phòng bác sĩ, bệnh viện hoặc bệnh xá;
  • Vắc xin HPV được tiêm 3 mũi tiêm riêng biệt. Liều thứ nhất được tiêm vào ngày do bạn và bác sĩ lựa chọn. Liều thứ hai được tiêm 2 tháng sau liều thứ nhất. Liều thứ ba được tiêm 6 tháng sau liều thứ nhất.
  • Nếu bạn bỏ lỡ một liều vắc xin, hãy liên hệ với bác sĩ để sắp xếp lại thời gian chủng ngừa.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Tốt nhất nên được chủng ngừa bằng vắc xin HPV vì bạn sẽ được bảo vệ khỏi bệnh HPV. Do đó, bạn nên chủng ngừa HPV càng sớm càng tốt.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vắc-xin HPV?

Bạn có thể mắc các tác dụng phụ bao gồm: chóng mặt; đau đầu; sốt nhẹ; đau nhẹ, đỏ, ngứa, bầm tím hoặc sưng ở chỗ tiêm; buồn nôn; nôn.

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra như:

  • Phản ứng dị ứng trầm trọng (phát ban, phát ban, ngứa, khó thở, đau thắt ngực, sưng miệng, mặt, môi, lưỡi, khò khè);
  • Đau cẳng chân; tức ngực;
  • Ớn lạnh; nhầm lẫn;
  • Ngất xỉu;
  • Cảm giác không khỏe;
  • Đau khớp; đau cơ hoặc yếu cơ;
  • Động kinh;
  • Đau dữ dội hoặc dai dẳng, đỏ, sưng, hoặc ấm ở vị trí chích;
  • Đau dạ dày nghiêm trọng; khó thở;
  • Các tuyến sưng (ví dụ ở cổ, nách hoặc háng); bầm tím hoặc chảy máu bất thường; mệt mỏi bất thường hoặc yếu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng vắc xin HPV, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn không dùng vắcxin HPV và đi gặp bác sĩ ngay nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vắc xin HPV, bao gồm men
  • Bạn đã có phản ứng dị ứng với một liều vắc xin HPV trước đây

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng vắcxin HPV trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Vắc xin HPV có thể tương tác với những thuốc nào?

Vắc xin HPV có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với vắc xin HPV bao gồm:

  • Các chất chống oxy hóa
  • Thuốc chống co giật
  • Corticosteroid hoặc cytotoxics vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin phòng chống virus papillomavirus (HPV).

Vắc xin HPV có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vắc xin HPV?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản vắc xin HPV như thế nào?

Nhân viên y tế sẽ bảo quản vắc xin.

Dạng bào chế

Vắc xin HPV có những dạng và hàm lượng nào?

Vắc xin HPV có ở dạng tiêm.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

HPV vaccine. https://www.drugs.com/cdi/human-papillomavirus-hpv-vaccine.html. Ngày truy cập 11/1/2017

HPV vaccine. https://www.cdc.gov/std/hpv/stdfact-hpv-vaccine-young-women.htm Ngày truy cập 11/1/2017

Phiên bản hiện tại

07/10/2024

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Trẻ uống thuốc hạ sốt, sau 30 phút nhưng nhiệt độ vẫn chưa giảm thì phải làm gì?

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Lưu ý khi sử dụng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 07/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo