backup og meta

Insulin glulisine

Insulin glulisine

Tên hoạt chất: Insulin glulisine

Tên biệt dược: Apidra®, Apidra OptiClik Cartridge®, Apidra SoloStar Pen®

Phân nhóm: Thuốc trị bệnh tiểu đường – insulin

 

Tác dụng

Tác dụng của thuốc insulin glulisine là gì?

Insulin glulisine được sử dụng kèm với chế độ ăn uống và chương trình tập thể dục thích hợp để kiểm soát mức đường huyết cao ở những người bị bệnh đái tháo đường. Kiểm soát lượng đường huyết giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, mất chi và các vấn đề chức năng tình dục. Phương pháp kiểm soát bệnh đái tháo đường thích hợp cũng có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Insulin glulisine là sản phẩm nhân tạo tương tự như insulin người. Thuốc này giúp thay thế insulin tự nhiên trong cơ thể. Insulin glulisine hoạt động nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn so với insulin thông thường. Chúng hoạt động bằng cách giúp glucose đi vào tế bào, nhờ đó cơ thể có thể tạo năng lượng. Thuốc này thường được sử dụng chung với một sản phẩm insulin tác dụng trung bình hoặc kéo dài.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng insulin glulisine cho người lớn là gì?

– Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1:

  • Liều khởi đầu: bạn sẽ được tiêm dưới da 0,5-0,8 đơn vị/kg/ngày;
  • Giai đoạn giữa: bạn sẽ được tiêm dưới da 0,2-0,5 đơn vị/kg/ngày;
  • Liều phân chia: bạn sẽ được tiêm 0,5-1,2 đơn vị/kg/ngày;
  • Kháng insulin: bạn sẽ được tiêm dưới da 0,7-2,5 đơn vị/kg/ngày.

– Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2:

  • Liều khởi đầu: bạn sẽ được tiêm dưới da 0,5-1,5 đơn vị/kg/ngày;
  • Liều duy trì: tổng nhu cầu insulin hàng ngày có thể lên đến 2,5 đơn vị/kg hoặc cao hơn ở những bệnh nhân béo phì và kháng insulin.

Liều dùng insulin glulisine cho trẻ em là gì?

Liều dùng thông thường cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên mắc bệnh đái tháo đường loại 1:

  • Liều khởi đầu: trẻ sẽ được tiêm dưới da 0,5-0,8 đơn vị/kg/ngày;
  • Giai đoạn giữa: trẻ sẽ được tiêm dưới da 0,2-0,5 đơn vị/kg/ngày;
  • Liều phân chia: trẻ sẽ được tiêm dưới da 0,5-1,2 đơn vị/kg/ngày;
  • Kháng insulin: trẻ sẽ được tiêm dưới da 0,7-2,5 đơn vị/kg/ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng insulin glulisine như thế nào?

Thuốc chỉ được tiêm dưới sự kiểm soát của bác sĩ hay các chuyên viên y tế.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng insulin glulisine?

Phản ứng tại chỗ tiêm (như đau, đỏ, kích ứng) có thể xảy ra.

Bạn nên đến khám bác sĩ ngay nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm các dấu hiệu hạ kali máu (chẳng hạn như đau cơ, suy nhược, tim đập không đều).

Ngoài ra, insulin glulisine có thể gây hạ đường huyết. Điều này có thể xảy ra nếu bạn không cung cấp đủ calo cho cơ thể qua chế độ ăn uống hoặc khi tập các bài thể dục nặng không thường xuyên. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm đổ mồ hôi, run, tim đập nhanh, hay đói, mờ mắt, chóng mặt hoặc ngứa tay/ chân.

Nếu bạn có các triệu chứng của tình trạng tăng đường huyết bao gồm khát nước, đi tiểu nhiều, lú lẫn, buồn ngủ, đỏ mặt, thở nhanh và hơi thở có mùi trái cây, liều dùng insulin glulisine có thể phải tăng lên. Bạn cần cho bác sĩ biết ngay lập tức.

Bạn gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa/ sưng (đặc biệt là mặt/ lưỡi/ họng), chóng mặt nghiêm trọng, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, khó thở.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng insulin glulisine, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng)
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý nào khác.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Insulin glulisine có thể tương tác với thuốc nào?

Insulin glulisine có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.

Những thuốc có thể tương tác với insulin glulisine bao gồm:

  • Balofloxacin
  • Besifloxacin
  • Ciprofloxacin
  • Dulaglutide
  • Enoxacin
  • Fleroxacin
  • Flumequine
  • Gatifloxacin
  • Gemifloxacin
  • Levofloxacin
  • Lomefloxacin
  • Metreleptin
  • Moxifloxacin
  • Nadifloxacin
  • Norfloxacin
  • Ofloxacin
  • Pazufloxacin
  • Pefloxacin
  • Pioglitazone
  • Prulifloxacin
  • Rosiglitazone
  • Rufloxacin
  • Sparfloxacin
  • Tosufloxacin
  • Acebutolol
  • Alprenolol
  • Atenolol
  • Betaxolol
  • Bevantolol
  • Bisoprolol
  • Bucindolol
  • Carteolol
  • Carvedilol
  • Celiprolol
  • Dilevalol
  • Esmolol
  • Fenugreek
  • Glucomannan
  • Guar Gum
  • Iproniazid
  • Isocarboxazid
  • Labetalol
  • Levobunolol
  • Linezolid
  • Mepindolol
  • Xanh methylene
  • Metipranolol
  • Metoprolol
  • Moclobemide
  • Nadolol
  • Nebivolol
  • Nialamide
  • Oxprenolol
  • Penbutolol
  • Phenelzine
  • Pindolol
  • Procarbazine
  • Propranolol
  • Psyllium
  • Rasagiline
  • Selegiline
  • Sotalol
  • Talinolol
  • Tertatolol
  • Timolol
  • Tranylcypromine

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới insulin glulisine không?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

đề kháng insulin

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng tới insulin glulisine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Rối loạn cảm xúc
  • Sốt
  • Bệnh
  • Nhiễm trùng
  • Căng thẳng – những tình trạng này làm tăng mức đường huyết và tăng lượng insulin cần thiết
  • Hạ đường huyết – không nên sử dụng ở bệnh nhân có tình trạng này. Nếu bạn có mức đường huyết thấp và dùng insulin, mức đường huyết của bạn có thể hạ thấp đến mức nguy hiểm.
  • Hạ kali máu (kali trong máu thấp) – có thể làm bệnh nặng hơn và gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ nghiêm trọng
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan – các tác dụng của insulin glulisine có thể gia tăng do chậm đào thải thuốc ra khỏi cơ thể

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản insulin glulisine như thế nào?

Lọ và bút insulin glulisine chưa mở được bảo quản trong tủ lạnh, tránh ánh sáng. Bạn không để glulisine insulin đông lạnh và không sử dụng insulin glulisine đã rã đông. Lọ thuốc đã mở và bút có thể được bảo quản lạnh hoặc bảo quản ở nhiệt độ phòng đến 28 ngày, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và nhiệt.

Dạng bào chế

Insulin glulisine có những dạng và hàm lượng nào?

Insulin glulisine có dạng thuốc tiêm với hàm lượng 100 đơn vị/ml.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Insulin glulisine. https://www.drugs.com/mtm/insulin-glulisine.html . Ngày truy cập 06/07/2017

Insulin glulisine. http://www.mims.com/vietnam/home/gatewaysubscription/?generic=insulin+glulisine . Ngày truy cập 06/07/2017

 

Phiên bản hiện tại

16/04/2020

Tác giả: Anh Pham

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngọc Anh


Bài viết liên quan

Vắc-xin HPV

Insulin dạng hít – Những điều bạn cần biết về phương pháp điều trị này


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Anh Pham · Ngày cập nhật: 16/04/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo