backup og meta

Gentamicin

Gentamicin

Phân nhóm: Thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắt/Thuốc kháng sinh dùng tại chỗ/ Aminoglycosid / Thuốc kháng khuẩn & khử trùng tai

Tác dụng

Tác dụng của gentamicin là gì?

Thuốc này dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiều loại bệnh nhiễm do vi khuẩn. Gentamicin thuộc một nhóm thuốc gọi là kháng sinh aminoglycoside. Thuốc tác động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Bạn nên dùng gentamicin như thế nào?

Thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường mỗi 8 giờ. Liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng, và khả năng đáp ứng của cơ thể đối với điều trị. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (như chức năng thận, nồng độ thuốc trong máu) có thể được tiến hành để giúp xác định liều tốt nhất cho tình trạng của bạn.

Nếu bạn được chỉ định tự dùng thuốc này ở nhà, hãy tuân theo mọi sự chỉ dẫn về cách pha chế và cách dùng thuốc từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn. Trước khi sử dụng, hãy cẩn thận kiểm tra thuốc bằng mắt thường để xem có thuốc có cặn hay thuốc có đổi màu hay không.

Các kháng sinh hoạt động tốt nhất khi nồng độ thuốc trong cơ thể được giữ ổn định. Bạn không nên bỏ lỡ liều nào. Vì thế, hãy uống thuốc cách giờ đều nhau.

Tiếp tục dùng thuốc cho đến hết, kể cả khi các triệu chứng sớm biến mất sau vài ngày. Việc ngưng dùng thuốc quá sớm có thể cho phép vi khuẩn tiếp tục phát triển, dẫn đến nhiễm trùng tái phát.

Báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn trầm trọng hơn hoặc kéo dài hơn.

Bạn nên bảo quản gentamicin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ hoc dược sĩ trước khi quyết đnh dùng thuc.

Liều dùng gentamicin cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm khuẩn

  • 5 đến 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1 – 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 – 7 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn phòng ngừa viêm nội tâm mạc do vi khuẩn

  • 5 mg/kg (tối đa 120 mg) truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần trong vòng 30 phút bắt đầu quy trình điều trị.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

  • 5 – 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1 – 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 – 7 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Brucella

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh phỏng – ngoài da

  • 2 – 2.5 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh xơ nang

  • 5 – 10 mg/kg/ngày chia thành 2 – 4 liều bằng nhau.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm nội mạc tử cung

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.5 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh giảm bạch cầu trong sốt

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng ổ bụng

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm não

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm xương tủy

  • 5 đến 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1 – 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 – 7 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm vùng chậu

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.5 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh sưng màng bụng

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh dịch hạch

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phổi

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm bể thận

  • 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng da hoặc mô mềm

  • 5 đến 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1 – 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 – 7 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn dự phòng phẫu thuật

  • 5 – 2 mg/kg (tối đa 120 mg) truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần vào lúc gây mê.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm bệnh từ động vật gặm nhấm

  • 5 đến 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1 – 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 – 7 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Liều dùng gentamicin cho trẻ em là gì?

Liều thông thường dùng cho trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

  • 0 – 4 tuần, cân nặng lúc sinh nhỏ hơn 1200 g: 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 18 – 24 giờ.
  • 0 – 1 tuần, cân nặng lúc sinh trên 1200 g: 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 12 giờ.
  • 1 – 4 tuần, cân nặng lúc sinh từ 1200 đến 2000 g: 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 8 – 12 giờ.
  • 1 – 4 tuần, cân nặng lúc sinh trên 2000 g: 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 8 giờ.
  • Trên 1 tháng: 1 đến 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 8 giờ.

Liều dùng thông thường dùng cho trẻ em phòng ngừa viêm nội tâm mạc do vi khuẩn

  • 5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần trong vòng 30 phút sau khi bắt đầu quy trình.

Liều dùng thông thường dùng cho trẻ em dự phòng phẫu thuật

  • 2 mg/kg (tối đa 120 mg) truyền tĩnh mạch 1 lần vào lúc gây mê.

Gentamicin có những hàm lượng nào?

Gentamicin có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch, thuốc tiêm:

  • Gentamicin 60mg (50 ml đơn vị);
  • Gentamicin 80mg (50 ml, 100 mL đơn vị);
  • Gentamicin 100mg (50 ml, 100 mL đơn vị);
  • Gentamicin 120mg (100 ml đơn vị).

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ nào từ gentamicin?

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, đau bao tử, hoặc mất cảm giác thèm ăn. Đau/ngứa/mẩn đỏ ở vùng bị tiêm có thể xảy ra không thường xuyên. Thuốc này có thể gây ra các vấn đề về thận nghiêm trọng và tổn thương thần kinh, dẫn đến việc mất thính giác vĩnh viễn và các vấn đề thăng bằng. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn để ý thấy các âm thanh rung/âm ĩ trong tai, mất thính giác, chóng mặt, hoặc lượng nước tiểu giảm bất thường.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn cn biết nhng gì trước khi dùng gentamicin?

Trước khi nhận gentamicin, bạn nên:

  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn dị ứng với amikacin (Amikin), gentamicin, kanamycin (Kantrex), neomycin, netilmicin (Netromycin), streptomycin, tobramycin (Nebcin), hoặc bất kỳ thuốc nào khác.
  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, thực phẩm bổ sung, và thảo dượ Đặc biệt là thuốc lợi tiểu, cisplatin (Platinol), amphotericin (Amphotec, Fungizone), các kháng sinh khác.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang hoặc từng có bệnh thận, chóng mặt, mất thính giác, ù tai, nhược cơ hoặc bệnh Parkinson.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang hoặc dự định mang thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn mang thai trong khi dùng gentamicin, hãy gọi bác sĩ. Gentamicin có thể gây hại cho thai.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Gentamicin có th tương tác vi thuc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với bất kỳ loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để chữa bệnh cho bạn:

  • Amifampridine. Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc.
  • Alcuronium;
  • Atracurium;
  • Cidofovir;
  • Cisatracurium;
  • Colistimethate Sodium;
  • Decamethonium;
  • Doxacurium;
  • Axit Ethacrynic;
  • Fazadinium;
  • Furosemide;
  • Gallamine;
  • Hexafluorenium;
  • Lysine;
  • Metocurine;
  • Mivacurium;
  • Pancuronium;
  • Pipecuronium;
  • Rapacuronium;
  • Rocuronium;
  • Succinylcholine;
  • Tacrolimus;
  • Tubocurarine;
  • Vancomycin;
  • Vecuronium;

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Indomethacin;
  • Methoxyflurane;

Thức ăn và rượu bia có tương tác ti gentamicin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trng sc khe nào ảnh hưởng đến gentamicin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Hen suyễn;
  • Dị ứng Sulfite, có tiền sử – Thuốc này có chứa sodium metabisulfite có thể gây ra phản ứng dị ứng nếu bạn có các tình trạng này.
  • Hạ canxi máu;
  • Hạ kali máu;
  • Magiê trong máu thấp. Nên được chữa trước khi dùng thuốc này. Nếu các tình trạng này không được chữa, thuốc này có thể gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Bệnh thận. Dùng thận trọng. Tác dụng có thể gia tăng do quá trình đào thải thuốc khỏi cơ thể chậm hơn.
  • Bệnh thận, nặng;
  • Các vấn đề về cơ;
  • Nhược cơ nặng;
  • Các vấn đề về thần kinh. Dùng thận trọ Có thể làm cho các tình trạng này tệ hơn.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hp khn cp hoc quá liu?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên mt liu?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gentamicin. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-1496/gentamicin-injection/details. Ngày truy cập 1/11/2015

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Như Vũ


Bài viết liên quan

Trẻ uống thuốc hạ sốt, sau 30 phút nhưng nhiệt độ vẫn chưa giảm thì phải làm gì?

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tác dụng phụ và biến chứng khi dùng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo