Tụt canxi hay hạ canxi máu có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được can thiệp, chữa trị kịp thời. Hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc nhận biết, điều trị cũng như kiểm soát tình trạng canxi huyết hạ quá nhiều.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Lê Hương · Huyết học · Bệnh viện truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh
Tụt canxi hay hạ canxi máu có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được can thiệp, chữa trị kịp thời. Hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc nhận biết, điều trị cũng như kiểm soát tình trạng canxi huyết hạ quá nhiều.
Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân tụt canxi, triệu chứng tụt canxi và cách điều trị hạ canxi để bảo vệ sức khỏe!
Hạ canxi máu hay tụt canxi là gì? Hạ canxi máu (tụt canxi) là tình trạng nồng độ canxi huyết thanh thấp hơn mức bình thường (8,8 mg/dL) hoặc hàm lượng canxi ion hóa bão hoà trong máu dưới 4,7mg/dL.
Một số người không có bất kỳ triệu chứng tụt canxi nào. Tuy nhiên, hầu hết người mắc bệnh hạ canxi máu sẽ có biểu hiện tụt canxi như sau:
Biến chứng hạ canxi máu nặng và cấp tính có thể kể đến như:
Nếu hạ canxi máu kéo dài có tể gây ra:
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng hạ canxi máu nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, triệu chứng thiếu canxi máu cũng khác nhau ở từng người. Tốt nhất là bạn hãy thảo luận với bác sĩ.
Tại sao bị tụt canxi? Nguyên nhân tụt canxi máu phổ biến nhất là suy tuyến cận giáp, xảy ra khi cơ thể tiết lượng hormone tuyến cận giáp ít hơn lượng trung bình. Mức hormone tuyến cận giáp thấp dẫn đến mức canxi thấp trong cơ thể. Suy tuyến cận giáp có thể được di truyền hoặc có thể là kết quả của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc ung thư đầu và cổ.
Các nguyên nhân tụt canxi khác bao gồm:
Những người bị thiếu vitamin D hoặc thiếu magiê có nguy cơ bị tụt canxi máu. Các yếu tố nguy cơ khác của hạ canxi máu bao gồm:
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh vì cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ sinh ra từ các mẹ mắc bệnh tiểu đường.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bước đầu tiên trong chẩn đoán là xét nghiệm máu để xác định nồng độ canxi. Bác sĩ cũng có thể sử dụng các bài kiểm tra tinh thần và thể chất để kiểm tra các dấu hiệu hạ canxi máu. Khám sức khỏe có thể được thực hiện để kiểm tra:
Khám sức khỏe tâm thần có thể bao gồm các xét nghiệm để kiểm tra:
Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các dấu Chvostek và Trousseau, cả hai đều liên quan đến tình trạng hạ canxi máu.
Bệnh hạ canxi đường huyết có nguy hiểm không? Bị hạ canxi máu phải làm sao? Một số trường hợp tụt canxi máu có thể tự hết mà không cần điều trị. Trong khi đó, một số trường hợp hạ canxi máu nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn có một tình trạng cấp tính, bác sĩ có thể phải truyền canxi qua đường tĩnh mạch cho bạn.
Nhiều trường hợp bệnh tụt canxi được điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Uống bổ sung canxi, vitamin D, magiê hoặc ăn các loại thực phẩm có chứa những chất này có thể giúp điều trị tình trạng hạ canxi. Cẩn thận với các thực phẩm có hàm lượng canxi cao, như sản phẩm từ sữa, vì nó cũng có thể chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa và bão hoà cao, gây tăng nồng độ cholesterol và dễ dẫn đến bệnh lý tim mạch.
Bạn cũng nên dành thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều hơn để làm tăng lượng vitamin D hoặc hỏi bác sĩ để bổ sung vitamin D bằng đường uống.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Lê Hương
Huyết học · Bệnh viện truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!