Khi bị nghẹt mũi, bệnh nhân thường tìm đến thuốc Otrivin để điều trị. Bạn hãy tìm hiểu xem đây có phải là một thuốc trị nghẹt mũi công hiệu không nhé.
Nghẹt mũi có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực và cản trở nhiều đến đời sống sinh hoạt. Khi bị nghẹt mũi, bệnh nhân thường tìm đến thuốc Otrivin để điều trị. Tuy nhiên, thuốc này có thật sự hoàn toàn công hiệu không? Thuốc có đem lại tác dụng phụ nào không và nên sử dụng thế nào để đạt hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây với những thông tin nên biết về loại thuốc trị nghẹt mũi này.
Otrivin (Xylometazoline mũi) là gì?
Xylometazoline mũi là loại thuốc chống xung huyết mũi, tránh tình trạng các mạch máu giãn nở gây nên tình trạng tắc nghẽn mũi (nghẹt mũi).
Xylometazoline mũi (dùng cho mũi) được sử dụng để điều trị nghẹt mũi do dị ứng, viêm xoang hoặc cảm lạnh thông thường.
Xylometazoline mũi cũng có thể được sử dụng cho những mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn sử dụng thuốc này.
Những điều cần biết về thuốc Otrivin (Xylometazoline mũi)
Bạn nên làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn và bao bì thuốc Xylometazoline. Trước khi sử dụng thuốc này, bạn nên cho nhà cung cấp dịch vụ y tế biết về tất cả các tình trạng y tế, những dị ứng và tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng.
Tại sao bạn cần được tư vấn trước khi dùng Otrivin (Xylometazoline mũi)?
Bạn có thể sẽ bị dị ứng khi dùng thuốc này, do đó được tư vấn trước khi sử dụng thuốc sẽ rất cần thiết cho bạn.
Trong khi đang điều trị các bệnh khác, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ có an toàn cho bạn khi sử dụng thuốc Otrivin không, đặc biệt là các bệnh:
- Bệnh tim, cao huyết áp
- Cườm nước
- Bệnh về gan hoặc thận
- Phì đại tuyến tiền liệt, vấn đề về bài tiết nước tiểu
- Bệnh tiểu đường
- Rối loạn tuyến giáp trạng.
Vẫn chưa có thông tin liệu thuốc này có gây hại cho thai nhi hay không. Vì vậy, bạn không nên sử dụng thuốc mà không có lời khuyên của bác sĩ nếu bạn đang mang thai.
Vẫn chưa có thông tin chứng minh rằng thuốc có thể truyền qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ sơ sinh hay không. Do vậy, nếu đang cho con bú, bạn nên được tư vấn cụ thể khi muốn điều trị với thuốc.
Bạn không nên tự ý cho trẻ uống thuốc này mà không có lời khuyên từ bác sĩ.
Nên dùng thuốc Otrivin như thế nào cho đúng?
Bạn nên sử dụng thuốc Otrivin đúng theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn không nên sử dụng với lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn mức khuyến cáo.
Sử dụng quá nhiều thuốc này có thể gây tổn thương cho đường mũi của bạn, dẫn đến tắc nghẽn mũi mãn tính.
Cách sử dụng thuốc:
- Bạn lấy sạch gỉ mũi, giữ đầu thẳng và đưa ống thuốc vào một bên mũi. Sau đó, bạn dùng ngón tay bịt bên mũi còn lại, thở nhanh và nhẹ nhàng phun thuốc vào mũi. Bạn làm tương tự với bên mũi còn lại.
- Bạn không xì mũi ít nhất vài phút sau khi sử dụng thuốc.
- Bạn không nên sử dụng xịt mũi nhiều hơn 3 lần mỗi ngày (mỗi 8–10 giờ).
- Để ngăn ngừa sự lan truyền của nhiễm trùng, bạn không nên dùng chung thuốc với người khác.
- Bạn nên gọi bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện sau 5 ngày điều trị.
- Bạn nên lưu trữ thuốc ở nhiệt độ phòng để tránh ẩm và nhiệt.
Bạn nên làm gì nếu quên dùng một liều thuốc trị nghẹt mũi
Nếu lỡ quên một liều thuốc, bạn hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian bạn phát hiện đã bỏ lỡ liều thuốc gần với thời gian cho liều thuốc tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Tuy nhiên, bạn không được dùng gấp đôi số thuốc để bù lại liều mà bạn đã bỏ lỡ.
Bạn nên làm gì nếu dùng quá liều?
Dùng thuốc quá liều sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn hoặc bất cứ ai nuốt phải thuốc.
Những điều bạn nên tránh khi dùng thuốc
Bạn không dùng thuốc qua đường miệng. Thuốc này chỉ dùng cho mũi.
Bạn nên rửa sạch bằng nước nếu thuốc này trúng vào mắt.
Tác dụng phụ của thuốc
Bạn nên cần đến sự trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có các dấu hiệu dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Mặc dù nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khá thấp khi sử dụng thuốc xịt mũi, tuy nhiên tác dụng phụ có thể xảy ra khi thuốc hấp thụ vào máu.
Bạn ngừng sử dụng thuốc này và gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau:
- Mờ mắt
- Nhức đầu, chóng mặt, lo lắng
- Tim đập nhanh hoặc đập mạnh
- Bị mê sản, đầu óc quay cuồng
- Thở khò khè, cảm giác thở hổn hển
- Triệu chứng tồi tệ hơn: dị ứng trầm trọng (phát ban, ngứa, khó thở, chẹn buồng ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi), tức ngực, nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường, lo lắng, đau đầu nặng hoặc kéo dài, run.
Phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng Otrivin có thể bao gồm:
- Khô, rát, hoặc cảm giác bị châm vào mũi
- Hắt xì
- Sổ mũi.
Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc và không phải ai cũng mắc phải những triệu chứng như trên, vì có thể sẽ có các triệu chứng khác không được đề cập. Bạn nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn y tế về tác dụng phụ của thuốc.
Liều dùng
Liều dùng thông thường cho trẻ em:
Trị nghẹt mũi
Thông tin thêm về liều dùng:
- Điều chỉnh liều lượng thận
- Điều chỉnh liều lượng gan
- Lọc máu.
Liều dùng thông thường cho trẻ bị nghẹt mũi
Dùng ống xịt Xylometazoline mũi 0,05%:
Trẻ 2–12 tuổi: xịt 1–2 lần vào mỗi bên mũi mỗi ngày không quá 3 lần, các lần xịt cách nhau 8–10 giờ. Bạn không nên sử dụng trong hơn 3 ngày, vì làm như vậy có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn trở lại. Các triệu chứng tắc nghẽn bao gồm đỏ da kéo dài, sưng bên trong mũi và chảy nước mũi. Nếu điều này xảy ra, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Những loại thuốc nào khác sẽ ảnh hưởng đến thuốc Otrivin khi sử dụng?
Rất có thể các loại thuốc khác mà bạn uống hoặc tiêm sẽ có ảnh hưởng đến thuốc Otrivin. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có thể tương tác với nhau. Cho mỗi nhà cung cấp dịch vụ y tế biết về tất cả các loại thuốc bạn sử dụng, bao gồm các loại thuốc kê toa và thuốc có thể mua tự do, vitamin và các sản phẩm thảo dược.
Biết được những thông tin cần thiết về thuốc xịt mũi Otrivin sẽ giúp cho các mẹ chăm sóc cho bé tốt hơn, vì nghẹt mũi là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích trong việc sử dụng thuốc nhỏ mũi Otrivin đúng cách.
Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về thuốc Otrivin. Hy vọng bạn luôn nắm rõ những thông tin để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Để biết thêm những lưu ý về tác dụng phụ, cũng như việc sử dụng quá liều, bạn hãy đón đọc phần 2 nhé.