backup og meta

Becoron C

Becoron C

Tên biệt dược: Becoron C.

Tên hoạt chất: Mỗi viên nén dài bao phim có chứa 500 mg vitamin C (acid ascorbic), 50 mg vitamin B1 (thiamin HCl), 20 mg vitamin B2 (riboflavin), 5 mg vitamin B6 (pyridoxin HCl), 5 µg vitamin B12 (cyanocobalamin), 50 mg vitamin PP (nicotinamid).

Dạng bào chế: Viên nén dài bao phim.

Tác dụng

Thuốc Becoron C có tác dụng gì?

Becoron C có thành phần hoạt chất chính là vitamin C và các vitamin nhóm B, được chỉ định sử dụng với mục đích:

  • Cung cấp cho cơ thể các yếu tố cơ bản cần cho sự tăng trưởng và củng cố hệ thống miễn dịch cơ thể chống lại các stress: trong giai đoạn tăng trưởng, các trường hợp phải cố gắng về thể chất và tinh thần, giai đoạn mang thai và cho con bú.
  • Cung cấp cho cơ thể các vitamin trong trường hợp thiếu do chế độ ăn uống không cân đối, thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng, người già, người nghiện rượu kinh niên, bệnh nhân đái tháo đường, giai đoạn dưỡng bệnh.
  • Dự phòng và điều trị trong trường hợp thiếu các vitamin nhóm B, vitamin C như trong bệnh thiếu máu, bệnh Sprue, Beri-Beri, Scorbut, Pellagra, trong và sau khi điều trị bằng X quang, trong trường hợp điều trị kéo dài bằng kháng sinh, thuốc kháng lao,…

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Becoron C cho người lớn như thế nào?

Liều khuyến cáo ở người lớn: 1 – 2 viên/ ngày hoặc dùng theo chỉ định riêng của bác sĩ.

Liều dùng thuốc Becoron C cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em nên sử dụng thuốc này theo sự hướng dẫn và liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng

Cách dùng thuốc becoron C

Bạn nên dùng thuốc Becoron C như thế nào? Becoron C uống trước hay sau ăn?

Thuốc Becoron C được sử dụng bằng đường uống. Bạn có thể uống trước hay sau ăn đều được, tuy nhiên uống thuốc sau bữa ăn có thể giúp hạn chế một số phản ứng phụ trên đường tiêu hóa. 

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều thuốc?

Để đảm bảo an toàn trong trường hợp khẩn cấp hoặc nghi ngờ quá liều, bạn cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở Y tế địa phương gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều thuốc Becoron C?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy sử dụng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Becoron C?

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Becoron C ở liều cao là buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Becoron C và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Becoron C, bạn nên lưu ý những gì?

Chống chỉ định dùng thuốc này cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

Tránh phối hợp với thuốc levodopa, bởi vì Becoron C có khả năng làm giảm tác dụng của levodopa nếu không được sử dụng kèm theo các chất ức chế dopadecarboxylase ngoại biên.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Becoron C trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Không chống chỉ định sử dụng Becoron C trong thai kỳ và giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin với liều lượng không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ bú mẹ. Cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc ở phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Becoron C là thuốc gì

Thuốc có thể tương tác với Becoron C là thuốc gì? 

Thuốc Becoron C có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Becoron C bao gồm: 

Thuốc Becoron C có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn không ảnh hưởng đến việc dùng thuốc. Rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Becoron C?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt đã được đề cập trong mục Thận trọng/Cảnh báo.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Becoron C như thế nào?

Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30°C.

Tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.

Để xa tầm tay trẻ em.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Water-Soluble Vitamins: B-Complex and Vitamin C – 9.312 https://extension.colostate.edu/topic-areas/nutrition-food-safety-health/water-soluble-vitamins-b-complex-and-vitamin-c-9-312/ Ngày truy cập: 11/03/2022

Vitamin B-Complex https://www.peacehealth.org/medical-topics/id/hn-2922005 Ngày truy cập: 11/03/2022

Vitamin B-Complex https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/complementary-and-alternative-treatments/types-of-complementary-treatments/vitamins-b-complex/ Ngày truy cập: 11/03/2022

Vitamin B https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/vitamin-b Ngày truy cập: 11/03/2022

Rhea Vitamin B Complex + C https://www.mims.com/philippines/drug/info/rhea%20vitamin%20b%20complex%20+%20c Ngày truy cập: 11/03/2022

Phiên bản hiện tại

24/06/2022

Tác giả: Ngân Châu

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Vitamin B complex có tác dụng gì? Ai nên dùng?

B Complex C


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Ngân Châu · Ngày cập nhật: 24/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo