backup og meta

Salonsip

Salonsip

Tên hoạt chất: Glycol salicylate, l-menthol, dl-camphor, tocopherol

Tên biệt dược: Salonsip Gel-patch

Tác dụng

Tác dụng của cao dán Salonsip là gì?

Cao dán Salonsip dược dùng để giảm đau và kháng viêm trong các cơn đau liên quan đến:

  • Mỏi cơ
  • Đau cơ
  • Đau vai
  • Đau lưng đơn thuần
  • Bầm tím
  • Bong gân
  • Căng cơ
  • Viêm khớp

Cách dùng

Cao dán Salonsip được sử dụng như thế nào?

Cao dán này được dùng cho người lớn và trẻ em trên 30 tháng tuổi.

Trước hết, bạn cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau. Tiếp đến, bạn gỡ miếng cao dán ra khỏi tấm phim, dùng tay kéo tấm phim về hai phía, dán lên chỗ bị đau. Lưu ý, không dán quá 4 lần/ngày.

Sau 8 giờ dán cao, bạn gỡ miếng cao dán ra khỏi vùng da bị đau.

cao dán salonsip

Tác dụng phụ

Cao dán Salonsip có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Một số tác dụng không mong muốn như dị ứng, ngứa hoặc đỏ da khi dán cao dán này hiếm khi xảy ra. Nếu bạn thấy các triệu chứng này tiến triển quá mức, hãy dừng sử dụng thuốc cao dán Salonsip và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên lưu ý những gì khi dùng cao dán Salonsip?

Bạn chỉ dùng cao dán này ở ngoài da, không dùng vào mục đích khác ngoài chỉ định. Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, niêm mạc và vùng da nổi mụn. Không dùng kèm với băng dán nóng và không băng chặt.

Để cao dán tránh xa tầm tay trẻ em. Nếu lỡ nuốt phải, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Chống chỉ định dùng cao dán này cho:

  • Vùng da bị tổn thương hoặc có vết thương hở
  • Người có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc
  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi
  • Trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng cao dán Salonsip trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết trong 6 tháng đầu thai kỳ. Không được sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Phụ nữ đang cho con bú cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Bạn không nên tự ý dùng nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Thuốc này không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, bạn có thể sử dụng trong khi thực hiện các hoạt động trên.

Tương tác thuốc

Salonsip có thể tương tác với những thuốc nào?

Salonsip có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến cao dán Salonsip?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản Salonsip như thế nào?

Bảo quản dưới 30ºC, tránh ánh sáng trực tiếp. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Dạng bào chế

Salonsip là dạng bào chế và hàm lượng thế nào?

Salonsip có dạng miếng dán gel chứa cao thuốc. Mỗi 1.000cm² có chứa 100g cao thuốc, trong đó có các hoạt chất sau:

  • Glycol salicylate………1,25g
  • l-menthol………………..1,00g
  • dl-camphor……………..0,30g
  • Tocopherol acetate….1,00g

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Salonsip gel-patch. https://drugbank.vn/thuoc/Salonsip-gel-patch&VD-28645-17. Ngày truy cập 19/5/2020.

Salonsip® Gel-Patch. http://vn.hisamitsu/salonsip-gel-patch.html. Ngày truy cập 19/5/2020.

Phiên bản hiện tại

25/11/2020

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: anh.nguyen


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tác dụng phụ và biến chứng khi dùng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI

Bí quyết giảm đau không cần thuốc với 10 cơn đau thường gặp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 25/11/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo