backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hoa ban

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Hoa ban

Tên thông thường: Cây hoa ban

Tên khoa học: Bauhinia forficata

Tác dụng & Liều dùng

Tác dụng của cây hoa ban là gì?

Cây hoa ban là một loại cây. Các bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc.

Người ta uống cây hoa ban để điều trị bệnh tiểu đường và đây cũng là chất chống oxy hóa.

Cánh hoa ban có tác dụng điều trị:

  • Đau bụng, lỵ và tiêu chảy: bỏ cánh hoa khô vào nước đun sôi 5-7 phút, uống trước bữa ăn sáng, 1 lần/ngày. Bạn uống liên tục trong 1 tuần.
  • Viêm gan, viêm phổi, ho do phế nhiệt, viêm phế quản, viêm tiết niệu, bí tiểu tiện, phù thũng: bạn sắc 10-20g hoa khô để uống. Bạn cũng có thể bổ sung cánh hoa vào các món ăn hàng ngày để điều trị tiêu chảy mạn tính.
  • Sốt: bạn đun sôi 50g hoa khô với 500ml nước trong 4 phút. Uống liên tục trong 2-3 ngày.
  • Lá cây hoa bạn dùng để điều trị:

    • Ho
    • Bí tiểu
    • Tiêu chảy

    Bạn sắc 10-16g lá hoa khô để uống.

    Vỏ cây hoa ban có tác dụng trị:

    • Tiêu hóa không tốt, đầy hơi, phân nát, lỏng, trị lao hạch, mụn nhọt, sang lở, làm thuốc bổ để hồi phục cơ thể sau ốm dậy: sắc 6-12g vỏ thân hoa ban để uống hoặc nấu nước để rửa vết thương.
    • Lỵ amip: giã nát vỏ tươi (đã loại bỏ lớp bần ở ngoài), vắt lấy nước uống 3 lần/ngày, mỗi lần 10ml.
    • Tiêu chảy: bạn dùng vỏ thân cây hoa ban với búp ổi, vỏ tươi cây vối rừng, đồng lượng. Sau đó, giã nát, vắt lấy dịch, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày 4-5 lần, cách nhau 3-4 giờ.
    • Giun đũa: bạn dùng nước ép vỏ tươi, mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, ngày 1 lần, uống 4 ngày liền.
    • Vết thương mới: thái mỏng vỏ thân cây, phơi khô và tán thành bột mịn. Thêm nước sạch vào thành hỗn hợp hồ nhão. Bạn bôi hỗn hợp này lên vết thương để nhanh lành.

    Rễ hoa ban sau khi rửa sạch, hãy thái nhỏ, phơi khô, sao vàng và sắc uống. Rễ cây được dùng để điều trị các tình trạng sau:

    Cây hoa ban có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

    Cơ chế hoạt động của cây hoa ban là gì?

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Cây hoa ban có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cây hoa ban cũng có thể giảm sự phát triển của ung thư, giảm mức cholesterol hoặc hoạt động như một chất chống oxy hóa.

    Tác dụng phụ

    Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây hoa ban?

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

    Thận trọng

    Trước khi dùng cây hoa ban, bạn nên biết những gì?

    Không có đủ thông tin về sự an toàn khi dùng cây hoa ban.

    Phụ nữ mang thai và cho con bú

    Không có đủ thông tin việc sử dụng cây hoa ban trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

    Bệnh tiểu đường

    Cây hoa ban có thể làm giảm lượng đường trong máu. Những người bị bệnh tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu của họ chặt chẽ. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, tốt nhất nên kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng cây hoa ban.

    Phẫu thuật

    Cây hoa ban có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nó có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Bạn ngừng sử dụng cây hoa ban ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

    Tương tác

    Cây hoa ban có thể tương tác với những gì?

    Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây hoa ban.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo