backup og meta

Đại mạch

Đại mạch

Tìm hiểu chung

Đại mạch dùng để làm gì?

Đại mạch là một loại thực phẩm phổ biến, thường là thành phần của bia, làm miso và mạch nha.

Đại mạch được dùng để làm giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và cholesterol và thúc đẩy quá trình giảm cân. Nó còn được dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày và viêm ruột.

Một số người sử dụng đại mạch để tăng cường sức mạnh và sức dẻo dai. Các ứng dụng khác của đại mạch bao gồm khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư phổi và viêm phế quản.

Đại mạch được bôi lên da để điều trị mụn nhọt.

Cơ chế hoạt động của đại mạch là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy:

  • Giá trị dinh dưỡng;
  • Khả năng chống oxy hóa;
  • Phòng chống ung thư;
  • Chống tăng mỡ máu;
  • Chống HIV, giải độc, tăng cường năng lượng và khả năng miễn dị

Liều dùng

Liều dùng thông thường của đại mạch là gì?

Trong nghiên cứu, liều lượng đại mạch thường dùng để giảm cholesterol là từ 3 – 10 g/ngày.

Liều dùng của đại mạch có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đại mạch có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của đại mạch là gì?

Đại mạch hầu hết đều dùng để chế biến thành thực phẩm khác và không được bày bán rộng rãi.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng đại mạch?

Đại mạch có thể có một số tác dụng phụ như gây viêm da, hen suyễn, và trong trường hợp nặng sẽ gây ra sốc phản vệ, một phản ứng có thể đe dọa tính mạng.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng đại mạch bạn nên biết những gì?

Đại mạch làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, trong phẫu thuật sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát đường và huyết áp. Bạn nên ngưng sử dụng đại mạch ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Những quy định cho đại mạch ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng đại mạch nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của đại mạch như thế nào?

Bạn không nên được sử dụng đại mạch liều cao trong thai kỳ.

Người bệnh celiac hay dị ứng với đại mạch không nên sử dụng loại thuốc này.

Đại mạch có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì thế, bạn  nên điều chỉnh liều lượng thuốc và thảo dược trị bệnh tiểu đường mà bạn đang sử dụng cho phù hợp.

Đại mạch có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đại mạch.

Đại mạch dùng chung với thuốc tiểu đường có thể làm giảm lượng đường trong máu xuống mức quá thấp.

Chất xơ trong đại mạch có thể giảm hấp thụ tất cả các loại thuốc uống từ đường miệng vào cơ thể.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skidmore-Roth, Linda. Mosby’s Handbook Of Herbs & Natural Supplements. St. Louis, MO: Mosby, 2001. Bản in. Trang 49

Barley. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-799-barley.aspx?activeingredientid=799&activeingredientname=barley. Ngày truy cập 14/11/2015

Barley. http://www.drugs.com/npc/barley-grass.html. Ngày truy cập 14/11/2015

Barley. http://www.drugs.com/npp/barley.html. Ngày truy cập 14/11/2015

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo