backup og meta

Bồ đề nhựa (Benzoin)

Bồ đề nhựa (Benzoin)

Tìm hiểu chung

Bồ đề nhựa dùng để làm gì?

Bồ đề nhựa được chiết xuất từ nhựa của một số loại cây. Nó thường được dùng để giúp làm lành vết thương và để khử trùng, bảo vệ lớp niêm mạc và giúp vết thương đóng vẩy (sẹo) nhanh hơn.

Một số người bôi nhựa cây bồ đề nhựa trực tiếp lên da để diệt trùng, giảm sưng tấy và ngăn chảy máu ở những vết thương nhỏ. Một lượng bồ đề nhựa vừa phải để bôi ngoài da có thể chữa trị vết loét da và nứt da. Khi dùng chung với các loại thuốc khác, nó có khả năng bảo vệ da. Hỗn hợp này thường được gọi là “thuốc cồn bồ đề nhựa”.

Cơ chế hoạt động của bồ đề nhựa là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy bồ đề nhựa có tính năng bảo vệ da. Một số nghiên cứu mới đang tập trung vào khả năng giúp chữa chứng tắc ngực vì có thể làm giảm lớp màng nhầy, giúp người bệnh dễ thở hơn.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho bồ đề nhựa là gì?

Bạn có thể pha bồ đề nhựa với nước và dùng để xông hơi hoặc thấm vào khăn gạc và đắp lên vết thương. Liều dùng của bồ đề nhựa có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bồ đề nhựa có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của bồ đề nhựa là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Kem;
  • Lotion;
  • Thuốc mỡ;
  • Ngâm rượu thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bồ đề nhựa?

Bồ đề nhựa có thể gây ra các tác dụng phụ như:

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng bồ đề nhựa bạn nên biết những gì?

Bạn không nên nuốt bồ đề nhựa hoặc dùng bồ đề nhựa nếu bạn bị mẫn cảm với nhựa cây. Chỉ nên dùng bồ đề nhựa bằng cách xông hơi hoặc bôi lên da, tuy nhiên vùng da có thể bị biến màu do tác dụng thuốc. Bạn nên dùng thử thuốc lên vùng da nhỏ trước khi bôi trên bề mặt lớn hơn.

Khi dùng thuốc, bạn nên cẩn thận nếu có triệu chứng dị ứng, xuất huyết đường tiêu hóa hoặc sốc phản vệ xảy ra. Các triệu chứng xuất huyết bao gồm phân tối màu, ra máu, đau bụng và các triệu chứng tương tự bệnh viêm dạ dày.

Những quy định cho bồ đề nhựa ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng bồ đề nhựa nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của bồ đề nhựa như thế nào?

Bồ đề nhựa tương đối an toàn với trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên dùng với liều lượng cao hoặc nuốt thuốc này. Không dùng cho những người bị dị ứng với thuốc.

Bồ đề nhựa có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng bồ đề nhựa.

Bồ đề nhựa có tác dụng tương tự như các loại thuốc lợi tiểu, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết chất độc hại trong cơ thể.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skidmore-Roth, Linda. Mosby’s Handbook Of Herbs & Natural Supplements. St. Louis, MO: Mosby, 2001. Bản in. Trang 61

Benzoin. http://www.drugs.com/otc/161959/compound-benzoin.html. Ngày 16/11/2015

Benzoin. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-351-benzoin.aspx?activeingredientid=351&activeingredientname=benzoin. Ngày 16/11/2015

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trần Lê Phương Uyên


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo