backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bạch đàn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Bạch đàn

Tên thông thường: Bạch đàn

Tên khoa học : Eucalyptus

Tìm hiểu chung

Bạch đàn dùng để làm gì?

Lá bạch đàn được sử dụng để điều trị:

  • Nhiễm trùng
  • Sốt
  • Đau bụng
  • Ho
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Bệnh ho gà
  • Hen suyễn
  • Bệnh lao phổi
  • Viêm xương khớp
  • Đau khớp (thấp khớp)
  • Mụn trứng cá
  • Vết thương
  • Không lành vết loét
  • Giun tròn
  • Các vấn đề về gan và mật
  • Ăn mất ngon
  • Ung thư

Bạn không nên dùng bạch đàn để uống hoặc bôi lên da toàn thân, mà phải pha loãng an toàn.

Dầu pha loãng uống để giảm đau, sưng tấy các màng nhầy đường hô hấp, ho, viêm phế quản, đau xoang và viêm, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Dầu pha loãng được sử dụng để giảm ho, chất khử trùng, giảm sốt. Các tác dụng khác bao gồm điều trị vết thương, bỏng, loét và ung thư.

Dầu bạch đàn pha loãng được áp dụng trực tiếp lên da để giảm đau và sưng các màng niêm mạc đường hô hấp, đau khớp, mụn rộp sinh dục và nghẹt mũi, ngoài ra còn được sử dụng như một chất chống côn trùng.

Bạch đàn có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của bạch đàn là gì?

Bạch đàn lá có chứa các hóa chất có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hoạt động chống lại vi khuẩn và nấm.

Dầu bạch đàn chứa các hóa chất có thể giúp giảm đau và viêm, cũng có thể ngăn chặn các chất gây hen.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của bạch đàn là gì?

Liều dùng của bạch đàn có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạch đàn có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của bạch đàn là gì?

Bạch đàn có dạng dầu.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bạch đàn?

Dùng bạch đàn có thể gây các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng
  • Co thắt phế quản
  • Co giật
  • Chóng mặt
  • Đốt tiêu chảy
  • Cơ bắp yếu
  • Vấn đề về đường hô hấp
  • Nhịp thở nhanh với trầm cảm hô hấp nặng
  • Cảm giác nghẹt thở
  • Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

    Thận trọng

    Trước khi dùng bạch đàn bạn nên biết những gì?

    Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

    • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
    • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
    • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây bạch đàn hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
    • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
    • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

    Bạn cần cân nhắc giữaLợi ích của việc sử dụng bạch đàn với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

    Mức độ an toàn của bạch đàn như thế nào?

    Phụ nữ mang thai và cho con bú: bạch đàn có thể an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi tiêu thụ với lượng có trong thực phẩm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng dầu bạch đàn. Không đủ thông tin về sự an toàn khi sử dụng trong khi mang thai hoặc cho con bú.

    Trẻ em: dầu bạch đàn có thể an toàn cho trẻ em. Bạn không nên cho trẻ uống hoặc bôi lên da. Tốt nhất là bạn tránh sử dụng bạch đàn với lượng lớn hơn lượng thực phẩm.

    Phẫu thuật: vì bạch đàn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nên thảo dược này làm cho việc kiểm soát lượng đường trong máu khó khăn trong và sau khi giải phẫu. Ngừng sử dụng bạch đàn ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

    Tương tác

    Bạch đàn có thể tương tác với những gì?

    Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng bạch đàn.

    Bạch đàn có thể tương tác với:

    Các loại thuốc thay đổi do gan

    Dùng dầu bạch đàn cùng với một số loại thuốc bị phá vỡ bởi gan có thể làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc.

    Một số thuốc thay đổi do gan bao gồm amitriptyline (Elavil®), haloperidol (Haldol®), ondansetron (Zofran®), propranolol (Inderal®), theophylline (Theo-Dur®, các loại khác), verapamil (Calan®, Isoptin®, các loại khác), omeprazole (Prilosec®), lansoprazole (Prevacid®), và pantoprazole (Protonix®); diazepam (Valium®); carisoprodol (Soma®); nelfinavir (Viracept®); diclofenac (Cataflam®, Voltaren®), ibuprofen (Motrin®), meloxicam (Mobic®), và piroxicam (Feldene®); celecoxib (Celebrex®); amitriptylin (Elavil®); warfarin (Coumadin®); glipizide (Glucotrol®); losartan (Cozaar®); lovastatin (Mevacor®), ketoconazole (Nizoral®), itraconazole (Sporanox®), fexofenadine (Allegra®), triazolam (halcion),

    Thuốc tiểu đường

    Chiết xuất lá bạch đàn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc tiểu đường cũng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu. Chiết xuất lá bạch đàn cùng với thuốc tiểu đường có thể gây ra lượng đường trong máu quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Liều thuốc tiểu đường của bạn có thể cần phải thay đổi.

    Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®).

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo