backup og meta

Bị trầy xước nên làm gì? Hướng dẫn cách xử lý vết thương ngoài da

Bị trầy xước nên làm gì? Hướng dẫn cách xử lý vết thương ngoài da

Những vết trầy xước hoặc vết thương ngoài da có thể bị nhiễm trùng nếu bạn không chăm sóc, vệ sinh hoặc sơ cứu đúng cách. Vậy khi bị trầy xước nên làm gì để vết thương mau liền da?

Bạn có thể bị trầy xước do ngã xe máy hoặc gặp những vết thương nhỏ do va đập trong sinh hoạt thường ngày. Cách xử lý vết thương khi bị trầy xước da thế nào cho vết thương nhanh lành, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng? Mời bạn đọc tiếp!

Trầy xước là tình trạng gì?

Da cọ xát trực tiếp với bề mặt thô ráp, sắc nhọn sẽ gây nên những vết thương hở miệng gọi là trầy xước. Các vết thương này thương không chảy nhiều máu nhưng lại có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn do đôi khi, chúng sẽ để lộ nhiều đầu dây thần kinh của da.

Bên cạnh đó, các vết trầy da thường không nghiêm trọng như những vết rạch hoặc cắt nên có thể được xử lý tại nhà. Tình trạng thương tích này rất phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như:

  • Khuỷu tay
  • Đầu gối
  • Cẳng chân
  • Mắt cá
  • Phần trên các chi.

Da bị trầy xước có biểu hiện gì?

Các vết trầy xước chân hoặc các vùng cơ thể khác có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại trầy xước:

trầy xước

  • Trầy xước cấp độ 1. Trầy xước mức độ 1 liên quan đến tổn thương bề ngoài lớp biểu bì, thường được gọi là bong tróc hoặc xước da. Tình trạng này thường nhẹ và không gây chảy máu.
  • Trầy xước cấp độ 2. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương ở lớp biểu bì và hạ bì nên sẽ gây chảy máu nhẹ.
  • Trầy xước cấp độ 3. Loại trầy xước này thường liên quan đến ma sát và ảnh hưởng đến lớp mô bên dưới hạ bì. Bạn có thể bị chảy máu nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu xây xát da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

>>> Tham khảo thêm: Bị bò cạp cắn phải làm sao cho hết nhức?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gắp bác sĩ nếu vết thương trầy xước nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Vết trầy xước chảy máu liên tục ngay cả khi bạn đã cầm máu
  • Chảy máu nặng hoặc rất nhiều
  • Một tai nạn hoặc chấn thương mạnh gây ra vết thương hở miệng ngoài da.

Bạn cũng cần gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ vết thương bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan và dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ có thể làm sạch và băng vết thương. Họ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi để điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, bạn có thể cần đến phẫu thuật cắt bỏ da và vùng lân cận.

Nguyên nhân gây ra trầy xước là gì?

Té xe là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng trầy tay, trầy chân. Ngoài ra, xây xát da cũng có thể xuất hiện bất cứ khi nào da ma sát trực tiếp với bề mặt thô ráp hoặc nhám. Không những vậy, đôi khi tiếp xúc với một vật chuyển động nhanh cũng có thể làm xuất hiện vết xước trên da.

Xử lý vết thương khi bị trầy xước

Bạn nên làm gì để các vết trầy xước mau lành?

Khi bị trầy xước da nên làm gì? Cách sơ cứu cơ bản và phổ biến nhất khi bị xây xát và bị xước da nhẹ trên da bao gồm các bước như sau:

  • Cách xử lý vết thương: Làm sạch vết thương bằng xà phòng dịu nhẹ với nước sạch hoặc dung dịch khử trùng dạng nhẹ
  • Bôi thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh lên vết thương
  • Dùng băng gạc khô, tiệt trùng băng vết thương lại
  • Vệ sinh, kiểm tra vết thương và thay băng mỗi ngày cho đến khi vết trầy xước lành hẳn

trầy xước

Đối với tình trạng xây xát da nghiêm trọng, bạn cần được bác sĩ thăm khám và chăm sóc y tế.

Sau khi bị trầy xước da, bạn nên tiêm phòng uốn ván nếu không chắc chắn mình đã tiêm phòng uốn ván hoặc thời gian tiêm phòng lần cuối quá lâu. Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong đó các cơ bị co thắt tự phát. Các bào tử của vi khuẩn sản xuất độc tố uốn ván có mặt trong môi trường tự nhiên. Vì vậy bất kỳ bụi bẩn hoặc mảnh vụn nào dính vào phần da bị rách như trầy xước đều có nguy cơ phát triển uốn ván.

Khi vết thương được chữa lành, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc kháng sinh bôi và thay bằng kem dưỡng ẩm để giữ cho làn da mềm mại.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp vết thương trầy xước nhanh lành?

Trong cách làm nhanh lành vết thương trầy xước và hạn chế để lại sẹo, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Điều trị vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ sẹo.
  • Đảm bảo giữ sạch vết thương.
  • Tránh cậy hay chọc vào khu vực bị ảnh hưởng khi vết thương đang lành.

Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vết thương và chăm sóc thích hợp có thể giúp ngăn ngừa sẹo, nhiễm trùng và tổn thương thêm.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách trị bỏng bô xe máy nhanh lành, không để lại sẹo

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Care of Road Rash and Abrasions

https://patient.uwhealth.org/healthfacts/6820

Ngày truy cập: 15/09/2023

PROPER WOUND CARE: HOW TO MINIMIZE A SCAR

https://www.aad.org/public/everyday-care/injured-skin/burns/wound-care-minimize-scars

Ngày truy cập: 15/09/2023

Wound Home Skills Kit: Lacerations and Abrasions

https://www.facs.org/media/x04ddnc5/wound_lacerations.pdf

Ngày truy cập: 15/09/2023

Caring for Cuts, Scrapes, and Wounds

https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2002/0715/p315.html

Ngày truy cập: 15/09/2023

First aid 101: How to treat a cut

https://www.piedmont.org/living-better/first-aid-101-how-to-treat-a-cut

Ngày truy cập: 15/09/2023

Phiên bản hiện tại

15/09/2023

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Sơ cứu đúng khi trẻ bị gãy xương do té ngã

Bầm dập sau té ngã: Đừng xem nhẹ kẻo hối hận không kịp


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 15/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo