backup og meta

Chấn thương xương cụt và cách sơ cứu

Chấn thương xương cụt và cách sơ cứu

Xương cụt là xương nhỏ nằm ngay đoạn cuối của cột sống. Xương cụt thường bị thương khi ta ngã vào một bề mặt cứng như sàn nhà hay cầu thang. Cơn đau sau đó thường là do bầm tím xương hoặc do dây chằng bị kéo giãn, trường hợp gãy xương cụt rất hiếm khi xảy ra và chúng thường lành mà không để lại di chứng gì nên việc chụp X-quang trong trường hợp này là không cần thiết.

Trật khớp ở xương cụt là trường hợp vô cùng hiếm và cần phải được nắn lại bởi bác sĩ và chuyên gia xương. Việc xem xương cụt có bị chấn thương hay không có thể được xác định bởi cách nắn thử xem có phần nào bị mềm nằm ở phần xương ngay trên rãnh mông hay không.

Dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương xương cụt là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương xương cụt:

  • Bị bầm tím ở phần dưới xương sống;
  • Bị đau khi ngồi hoặc khi xương cụt phải chịu tác dụng lực.

Bạn phải làm gì trước tiên?

Chăm sóc chấn thương xương cụt tại nhà:

Bầm tím xương cụt thường gây đau trong vòng 3 tới 4 tuần. Hãy cho người bệnh uống các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen trong vòng 2 tới 3 ngày. Ngoài ra, tốt nhất bạn nên để người bệnh ngồi trên một chiếc vòng cao su lớn hoặc đặt một chiếc gối lên trước ghế khi người đó ngồi cũng có thể giúp làm giảm lực tác động lên xương cụt. Hãy cho người bệnh uống dầu khoáng hai lần một ngày để tạm giảm những khó chịu khi cử động.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Bạn nghi ngờ người bệnh bị tổn thương tủy sống;
  • Người bệnh không thể cử động;
  • Người bệnh bị đau rất nặng.

Làm thế nào để tránh chấn thương xương cụt?

Để có thể phòng ngừa chấn thương xương cụt, bạn hãy:

  • Hạn chế việc cho trẻ em chạy trên bề mặt trơn trượt như quanh bể bơi.
  • Đề nghị trẻ hoặc cả những người lớn xung quanh mang các loại giày có đế chống trượt, đặc biệt nếu nơi bạn sống có tuyết hoặc băng.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Băng hay để hở: Cách nào giúp vết thương nhanh lành hơn?

Khử trùng liệu đã đủ? Cách điều trị vết thương, vết cắt và vết bỏng nhẹ


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo