backup og meta

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

Hầu hết mọi người đều quen thuộc với những bước cơ bản khi chăm sóc vết thương như cầm máu, làm sạch để đảm bảo vết thương cùng vùng da xung quanh được sạch sẽ và dùng băng gạc băng vết thương để ngăn bụi bẩn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều lầm tưởng xung quanh vấn đề này. Dưới đây 5 lầm tưởng thường gặp nhất.

5 lầm tưởng phổ biến về chăm sóc vết thương bạn không nên tin

Lầm tưởng 1: Bạn nên giữ vết thương khô ráo

Đây là một trong những lầm tưởng phổ biến về việc chăm sóc vết thương hở. Nhìn bề ngoài, việc giữ cho vết thương được khô ráo là điều hợp lý vì các vết cắt và vết thương thường khô lại trong quá trình hình thành vảy.  Tuy nhiên, bạn có biết nếu để vết thương trong môi trường ẩm lại giúp đẩy nhanh quá trình lành thương? 

Vết thương được giữ ẩm tối ưu sẽ giảm nguy cơ viêm và lành nhanh hơn nhiều so với vết thương được giữ khô. Một cách để giữ ẩm cho vết thương là sử dụng hydrogel sẽ giúp giữ ẩm cho vết thương và cũng có tác dụng như một lớp hàng rào bảo vệ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Và việc này có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm sẹo trên da. Đây là giải pháp an toàn phù hợp với các vết thương tai nạn sinh hoạt, bỏng nhẹ, vết thương sau phẫu thuật, vết loét. Trường hợp vết loét do tì đè, hydrogel có thể thấm khô dịch rỉ, giúp vết thương khô.

Bạn nên lưu ý nếu vết thương có biểu hiện không lành hẳn hoặc có biểu hiện bị nhiễm trùng thì cần đi khám càng sớm càng tốt. Trường hợp vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần thăm khám chuyên khoa.

Một trong những việc quan trọng giúp vết thương nhanh lành mà chúng ta có thể làm là tạo môi trường ẩm thích hợp cho vết thương. Bởi việc này sẽ kích thích tăng sinh tế bào sừng và nguyên bào sợi. Qua đó, giúp quá trình tái tạo và lên da non diễn ra dễ dàng.

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Lầm tưởng 2: Nên sử dụng oxy già hoặc cồn để làm sạch vết thương

Một lầm tưởng phổ biến khác khi nhắc đến việc chăm sóc vết thương là cho rằng oxy già (hydrogen peroxide) và cồn mang đến công dụng rất tốt trong việc làm sạch, sát khuẩn.

Tuy nhiên, thực tế, sử dụng quá nhiều các hóa chất này nhằm mục đích khử trùng có thể khiến vết thương chậm lành. Bởi dù cồn [3] và oxy già (hydro peroxide) [4] có thể tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật có hại, nhưng chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quá trình chữa lành và làm chậm quá trình hồi phục do làm tổn thương tế bào mới hình thành trong quá trình liền sẹo.

Do đó, lựa chọn làm sạch vết thương tốt nhất là dùng nước sạch và thuốc sát khuẩn chứa iốt [5]. Cả hai đều có hiệu quả trong việc rửa trôi bụi bẩn, cũng như giữ cho khu vực bị tổn thương được sạch sẽ, không có mầm bệnh.

Lầm tưởng 3: Bôi kem đánh răng lên vết bỏng để nhanh lành hơn

Nhìn bề ngoài, bôi kem đánh răng lên vết bỏng là điều hợp lý, nhất là khi kem đánh răng mang lại cảm giác mát khi được thoa lên da. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thói quen xử lý vết bỏng không đúng.

Hành động bôi kem đánh răng có thể khiến da bị tổn thương nhiều hơn hoặc thậm chí tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển [6]. Do đó, thay vì dùng kem đánh răng, bạn hãy chọn gel hydrogel, bởi sản phẩm này có khả năng làm mát và làm dịu da, giảm đau rát bên cạnh công dụng chính là cân bằng độ ẩm, thúc đẩy quá trình lành vết thương diễn ra thuận lợi, giảm nguy cơ hình thành sẹo [9].

Tuy nhiên, đối với các vết bỏng nghiêm trọng, bạn nên đi khám ngay lập tức.

Lầm tưởng 4: Keo siêu dính (super glue) có thể chữa lành vết thương

Việc sử dụng keo siêu dính nhằm làm lành hoặc đóng miệng vết thương là một trong những lầm tưởng phổ biến khác. Bạn có thể đã xem qua video hoặc bài đăng trên mạng xã hội nói về sản phẩm này như một giải pháp để chăm sóc vết thương.

Tuy nhiên, bạn không nên mua hoặc dùng sản phẩm này khi bị đứt tay hoặc bị thương. Bởi việc sử dụng có thể gây bỏng hóa chất [7] và cuối cùng khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều này là do keo siêu dính thông thường không có công thức như keo dán sinh học được dùng trong y tế. Nếu cần phải sử dụng, bác sĩ sẽ là người chỉ định và đưa ra những hướng dẫn cần thiết.

Lầm tưởng 5: Băng vết thương sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn

Cuối cùng, một trong những lầm tưởng phổ biến nhất là bạn không nên dùng băng để che vết thương vì nó có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn. Những người ủng hộ quan điểm trên nói rằng thay vì băng lại, bạn nên để vết thương “thở”. 

Tuy nhiên, việc này không hề có lợi cho quá trình lành thương [8]. Sử dụng băng sạch để băng lại sẽ giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi vi khuẩn, bụi bẩn và đồng thời tăng cường giữ ẩm để giúp vết thương nhanh lành hơn.

Phương pháp chăm sóc vết thương tối ưu là gì?

Để vết thương lành nhanh, bạn nên thực hiện 3 bước sau:

  • Bước 1: Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể khử trùng vết thương và vùng xung quanh bằng iốt hoặc chất khử trùng nhẹ. 
  • Bước 2: Bạn có thể sử dụng dạng hydrogel nhằm giữ ẩm và vô trùng. Việc giữ vết thương trong môi trường ẩm sẽ hỗ trợ quá trình hydrat hóa cũng như hồi phục. 
  • Bước 3: Dùng băng gạc sạch che lại nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn. Bạn hãy nhớ thay băng hàng ngày, lau sạch và bôi lại thuốc mỡ cho đến khi vết thương lành lại.
  • Sau khi vết thương lành, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo khó coi trên da bằng cách bôi gel silicone với CPX Silicone (cyclopentasiloxane) và Vitamin C Ester để làm sáng, làm mềm và làm phẳng sẹo [10-12].

Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này không nhằm mục đích tư vấn y tế cụ thể. Đối với những lo ngại về vết thương và sẹo, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. National Library of Medicine, Comparison of the effects of moist and dry conditions on dermal repair, Accessed November 9, 2023.

2. American Academy of Dermatology Association, PROPER WOUND CARE: HOW TO MINIMIZE A SCAR, Accessed November 9, 2023.

3. Science Direct, An investigation of the interaction between alcohol and fibroblasts in wound healing, Accessed November 9, 2023.

4. British Journal of Anesthesia, Hydrogen peroxide: more harm than good?, Accessed November 9, 2023.

5. National Library of Medicine, Benefit and harm of iodine in wound care: a systematic review, Accessed November 9, 2023.

6. National Library of Medicine,Current knowledge of burn injury first aid practices and applied traditional remedies: a nationwide survey, Accessed November 9, 2023.

7. National Library of Medicine,Cyanoacrylate Burn Injuries: Two Unusual Cases and a Review of the Literature, Accessed November 9, 2023.

8. Advances in Wound Care, Clinical Impact Upon Wound Healing and Inflammation in Moist, Wet, and Dry Environments, Accessed November 21, 2023.

9. C. Weller, Advanced Textiles for Wound Care, 2009, Accessed November 21, 2023

10. Yun IS, et al. Aesth Plast Surg (2013) 37:1176-1181

11. Chernoff WG, et al. Aesth Plast Surg 2007;31:495-500

12. Fulton JE. Silicone gel sheeting for the prevention and management of evolving hypertrophic and keloid scars. Dermatol Surg 1995;21:947-951

Phiên bản hiện tại

03/06/2024

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Băng hay để hở: Cách nào giúp vết thương nhanh lành hơn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 03/06/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo