backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Điểm danh 5 yếu tố chính quyết định chiều cao ở con người

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Ly · Ngày cập nhật: 30/09/2021

    Điểm danh 5 yếu tố chính quyết định chiều cao ở con người

    Có rất nhiều yếu tố quyết định chiều cao như: di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), sự rèn luyện thân thể (20%), yếu tố môi trường xã hội, bệnh tật, giấc ngủ,..

    Trong cuộc sống phát triển hiện nay, vấn đề chiều cao được rất nhiều người quan tâm. Không chỉ liên quan trực tiếp đến sức khỏe, chiều cao còn là một trong những yêu cầu cơ bản của nhiều ngành nghề, đồng thời cũng mang lại rất nhiều lợi thế trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đâu là những yếu tố quyết định chiều cao ở mỗi người?

    1. Gen di truyền

    Các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền chiếm từ 60 đến 80% chiều cao cuối cùng của bạn. Hầu hết mọi trẻ em từ 1 tuổi đến khi dậy thì đều tăng chiều cao khoảng 5 cm mỗi năm. Khi đạt đến tuổi dậy thì, bạn có thể phát triển với tốc độ 20 cm mỗi năm. Tuy nhiên, mỗi người sẽ phát triển với tốc độ khác nhau. Yếu tố này phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Để tính được chiều cao trung bình theo gen di truyền, có thể áp dụng công thức dưới đây:

    Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2

    Chiều cao con gái = ((chiều cao bố – 15cm) + chiều cao mẹ) / 2

    Các ông bố, bà mẹ có chiều cao khiêm tốn cũng đừng quá lo lắng về chiều cao của trẻ sau này. Bởi nếu biết cách bổ sung dinh dưỡng, cho bé sống trong môi trường thoải mái, thường xuyên được rèn luyện thể thao thì con người có thể đạt được mốc chiều cao lí tưởng.

    2. Giới tính

    Thường thì con trai sẽ cao hơn con gái trong cùng độ tuổi. Tuy cũng có trường hợp ngược lại nhưng chỉ là hy hữu. Đối với con gái, sự gia tăng chiều cao thường bắt đầu vào đầu những năm dậy thì. Hầu hết bé gái sẽ cao thêm khoảng hơn 5,08 cm sau khi dậy thì. Sau đó, họ sẽ đạt được mức chiều cao tối ưu.

    Trong khi đó, con trai có thể không có sự gia tăng đột ngột chiều cao cho đến khi kết thúc tuổi dậy thì. Sự phát triển chậm này giúp con trai có thêm khoảng thời gian 2 năm để tận hưởng hết thời kì phát triển bình thường của một đứa trẻ trước khi bước vào giai đoạn phát triển chính thức. Đó là lí do tại sao, khi trưởng thành, con trai thường cao hơn con gái khoảng 13cm.

    Tham khảo thêm: Mách nhỏ bạn 5 cách tăng chiều cao dù đã quá tuổi

    3. Dinh dưỡng

    Không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân hạn chế chiều cao. Các chất dinh dưỡng đều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của con người. Đối với trẻ nhỏ, nếu mẹ muốn xương của con được chắc khỏe, đừng quên bổ sung vitamin D, sắt, kẽm, canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày.

    Điểm danh 5 yếu tố chính quyết định chiều cao ở con người

    4. Tập luyện thể thao

    Vận động có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với chiều cao của trẻ. Tùy từng độ tuổi khác nhau mà có các môn vận động thích hợp để tăng chiều cao. Trẻ còn nhỏ tuổi nên mát xa hoặc luyện tập môn bơi lội. Trẻ lớn hơn một chút nên ra ngoài đi nhiều, hoạt động vươn thẳng tay chân là cách lựa chọn tốt nhất, ví dụ: tập các động tác vươn tay, cùng chơi bóng với các bạn nhỏ… Như vậy vừa giúp trẻ hấp thụ ánh mặt trời, luyện tập lực cơ bắp thích hợp vừa giúp vận động chân tay hài hòa và linh hoạt.

    Sau khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ tham gia một số môn thể thao đơn giản như leo cầu thang, với cao, nhảy hai chân, đá cầu… để điều tiết thần kinh, chức năng nội tiết và các loại cơ năng sinh lý. Các bài tập tăng chiều cao hợp lý sẽ làm cho xương, cơ bắp càng thêm mạnh mẽ, khớp, dây chằng mềm dẻo hơn, từ đó giúp tăng chiều cao con người.

    5. Giấc ngủ đầy đủ

    Sự bài tiết của hoocmon sinh trưởng có liên quan mật thiết với giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy, trẻ ngủ sâu vượt quá 1 tiếng, lượng bài tiết hoocmon sinh trưởng mới tăng rõ rệt. Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp trẻ cao lên. Vì vậy bố mẹ phải tạo nên một môi trường giấc ngủ tốt nhất cho trẻ.

    Bên cạnh đó, các bằng chứng khoa học cũng chỉ ra rằng, chiều cao của con người khi còn nhỏ phát triển mạnh vào ban đêm do sự tăng trưởng chiều dài xương. Nếu ngủ đúng tư thế, sẽ không có sức ép hoặc áp lực lên xương và sụn, điều này giúp xương không bị cản trở trong quá trình phát triển.

    Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố quyết định chiều cao như sức khỏe và môi trường sống,… Yếu tố môi trường và xã hội có tác động rất lớn đối với sự phát triển thể lực của con người, đặc biệt là phát triển chiều cao. Cơ thể người dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thảo Ly · Ngày cập nhật: 30/09/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo