backup og meta

Quả lê

Quả lê

Tên thông thường:

Tên khoa học: Pyrus

Tác dụng

Tác dụng của quả lê đối với sức khỏe

Quả lê có chứa chất chống oxy hóa và hàm lượng chất xơ cao, nên được dùng trong giảm cân và kiểm soát lượng đường huyết.

Quả lê có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên dùng lê mỗi ngày để nhận được những lợi ích sau đây:

  • Bổ sung chất xơ cho cơ thể: bạn có thể bổ sung 25–30g chất xơ nếu dùng lê hàng ngày, từ đó có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Phòng ngừa viêm nhiễm: các chất trong quả lê có khả năng chống viêm cao, giúp giảm đau và viêm do các bệnh viêm khớp gây ra.
  • Cải thiện tiêu hóa: do lê có nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn phòng ngừa tiêu chảy, táo bón và phân lỏng.
  • Chống lại tác hại của các gốc tự do: lê có chứa khoáng chất đồng (Cu), vitamin C và K, những chất có lợi cho cơ thể. Các chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động có hại của gốc tự do.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: lê có chứa nhiều loại vitamin như B2, B3, B6, C và K. Ngoài ra, lê còn giàu các khoáng chất như canxi, folate, magie, đồng và mangan; góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi và suy nhược. Vitamin C còn bảo vệ ADN, duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh, sửa chữa tế bào và ngăn chặn đột biến tế bào.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: lê có chứa nhiều chất anthocyanin, giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bạn nên ăn cả vỏ quả lê vì các chất dinh dưỡng đều tập trung ở vỏ.
  • Giảm cholesterol: pectin và chất xơ trong quả lê có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: lê có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Giảm cân: ngoài chất xơ, quả lê còn có hàm lượng calo thấp, rất thích hợp cho những người đang giảm cân. 1 quả lê cung cấp khoảng 100 calo, do đó bổ sung lê vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bạn no lâu.
  • Phòng ngừa loãng xương: lê có chứa nhiều boron, khoáng chất vi lượng giúp cơ thể hấp thụ canxi, vì vậy rất tốt cho xương. Nếu thiếu boron, cơ thể sẽ khó hấp thụ các khoáng chất như photphat, magie… Các khoáng chất này sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể, do đó xương dễ bị loãng và gãy, các khớp dễ bị vôi hóa.
  • Phòng ngừa ung thư: chất xơ trong quả lê kết dính các axit mật thứ cấp, do đó phòng ngừa ung thư ruột già và các vấn đề ở ruột.

Liều dùng

Liều dùng của quả lê như thế nào?

Một số bài thuốc dân gian dùng lê để trị bệnh như:

  • Ho khan do phế nhiệt: bạn dùng một vài quả lê gọt vỏ giã nhỏ, cho đường phèn vào và chưng cách thủy đến khi tan đường. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho.
  • Ho nhiều đờm có máu: bạn dùng 1,5kg lê bỏ hạt. Sau khi ninh thành cao, bạn cho mật ong với lượng vừa phải vào và trộn đều. Mỗi lần uống, bạn hòa tan 2–3 thìa con với nước sôi.
  • Hôi miệng: bạn ăn 2 quả lê trước khi ngủ.

Thận trọng

Mẹ bầu có thể ăn lê được không?

Thực tế, lê có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mẹ bầu như:

  • Thanh nhiệt, lợi tiểu
  • Giảm phù nề
  • Tăng sức đề kháng
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Tốt cho hô hấp và gan
  • Ngừa táo bón
  • Chữa rạn da

Trong một số trường hợp hiếm, lê có thể gây dị ứng ở miệng hoặc khó chịu trong miệng khi ăn. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn lê vì loại quả này có chứa nhiều FODMAPs và fructose. FODMAPs là carbohydrate chuỗi ngắn gây hấp thụ kém, fructose có thể gây tác dụng phụ ở những người rối loạn kém hấp thu. Các triệu chứng chính của rối loạn kém hấp thu là đầy hơi và tiêu chảy.

Tương tác

Những thực phẩm không nên ăn cùng quả lê

Mặc dù quả lê có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu dùng nhiều và cùng một số thực phẩm khác có thể gây ngộ độc. Những loại thực phẩm không nên ăn cùng với lê như:

  • Thịt ngỗng: ăn thịt ngỗng cùng với lê sẽ khiến thận làm việc quá tải, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Củ cải: ăn lê cùng củ cải sẽ làm sưng tuyến giáp.
  • Rau dền: người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn rau dền cùng với lê sẽ dễ bị nôn và có các vấn đề về tiêu hóa.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pear https://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-482-pear.aspx?activeingredientid=482&activeingredientname=pear Ngày truy cập 10/1/2018

Everything you need to know about pears https://www.medicalnewstoday.com/articles/285430.php Ngày truy cập 10/1/2018

Pear. https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/tin-vui-cho-nguoi-thich-an-le-c62a941245.html. Ngày truy cập 10/1/2018

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy: Chăm như thế nào là đúng?

"Điểm mặt" 7 loại thực phẩm gây tiêu chảy cần nhớ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo