backup og meta

Điều trị rối loạn lo âu trầm cảm thế nào cho đúng?

Điều trị rối loạn lo âu trầm cảm thế nào cho đúng?

Rối loạn lo âu và trầm cảm là hai chứng bệnh chồng chéo lẫn nhau có các biểu hiện chung như khó chịu, có vấn đề với giấc ngủ, khó tập trung. Rối loạn lo âu trầm cảm là thuật ngữ dùng để chỉ những trường hợp mà người bệnh có cả triệu chứng của hai chứng bệnh này.

Trầm cảm và rối loạn lo âu có thể xảy ra trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên các chứng bệnh này thường không giống nhau. Vậy phương pháp điều trị cho những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu và trầm cảm là gì? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân gây nên chứng rối loạn lo âu, trầm cảm và các phương pháp điều trị chứng bệnh này.

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Mối quan hệ mật thiết của chúng

Để biết mối quan hệ mật thiết giữa rối loạn lo âu và trầm cảm, chúng ta cần hiểu những điều cơ bản của hai bệnh lý này.

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là nhóm bệnh lý có biểu hiện đặc trưng là luôn có cảm giác lo sợ thái quá trước một tình huống nào đó rất bình thường. Sự sợ hãi, lo lắng ở người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có tính chất vô lý, nhưng lại kéo dài liên tục và lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Rối loạn lo âu thường đi kèm với các bệnh lý tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là bệnh tâm thần phổ biến, nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách suy nghĩ và hành động của người bệnh. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã hoặc không có hứng thú với các hoạt động trong cuộc sống một thời gian dài. Tình trạng này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về tâm lý – tình cảm, thể chất và có thể làm giảm khả năng hoạt động, phán đoán, quyết định một vấn đề nào đó. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sức khỏe của người bệnh. Nếu chứng trầm cảm kéo dài và không được điều trị, người bệnh có thể không còn thiết tha với cuộc sống, dễ nảy sinh ý định tự tử.

Như vậy, rối loạn lo âu và trầm cảm là hai chứng bệnh khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết. Người bệnh trầm cảm thường hay lo lắng và người bị rối loạn lo âu thường nảy sinh tâm lý chán nản. Đó chính là lý do hai bệnh lý này thường đi kèm với nhau và được gọi với cái tên đầy đủ là rối loạn lo âu trầm cảm.

Rối loạn lo âu trầm cảm có nguy hiểm không?

Khi mắc cả rối loạn lo âu lẫn trầm cảm, người bệnh thường phải đối mặt với các triệu chứng bệnh ở mức độ trầm trọng hơn. Tình trạng bệnh diễn biến khó lường hơn gây khó khăn cho việc điều trị. Tình trạng này nếu không được điều trị không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây rối loạn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và gây một loạt các bệnh lý khác như:

  • Bệnh đột quỵ
  • Bệnh tim mạch, đau tim…
  • Làm nặng thêm các bệnh mạn tính như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường…
  • Mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, hay gặp ác mộng
Rôi loạn lo âu trầm cảm
Rối loạn lo âu trầm cảm là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra chứng mất ngủ
  • Suy nhược cơ thể
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực làm bất cứ việc gì
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng do virus, vi khuẩn… gây ra
  • Tăng nguy cơ tự tử
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu và trầm cảm

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu và trầm cảm cũng có nhiều điểm tương đồng. Các chuyên gia cho rằng, rối loạn lo âu và trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân đặc trưng khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân gây rối loạn lo âu, trầm cảm phổ biến bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm hơn người bình thường.
  • Các chất hóa học trong não: Theo một số nghiên cứu ghi nhận thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm khác với người bình thường.
  • Căng thẳng: Việc có người thân qua đời hay gặp khó khăn, vấp ngã trong mối quan hệ tình cảm, công việc hay bất cứ tình huống gây căng thẳng nào kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ như:

  • Độ tuổi: Từ 15 – 30 tuổi, người ở độ tuổi này dễ mắc rối loạn lo âu, trầm cảm hơn người ở các độ tuổi khác. Nguyên do là các đối tượng trong độ tuổi này thường phải đối mặt với những thay đổi trong công việc, tình cảm và các mối quan hệ…
  • Trầm cảm sau sinh: Sau sinh do cơ thể có nhiều thay đổi, tâm lý cũng trở nên nhạy cảm hơn nên nhiều phụ nữ có xu hướng mắc phải chứng bệnh này.
  • Có tiền sử mắc rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách ranh giới hay rối loạn sau sang chấn.
  • Lạm dụng thức uống có cồn và các loại thuốc có tính chất gây nghiện hay chất gây nghiện.
  • Người có tính cách như thiếu tự tin, quá độc lập, hay tự chỉ trích bản thân, hay bi quan.
  • Mắc bệnh mạn tính nặng như: ung thư, đái tháo đường, các bệnh về tim mạch.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Việc dùng thuốc chữa cao huyết áp hay thuốc ngủ kéo dài để điều trị mất ngủ có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này. 
  • Bị lạm dụng tình dục hay thể xác, tinh thần, lạm dụng sức lao động…
  • Có chấn thương tâm lý: Bạn đang phải gánh chịu nỗi đau mất đi người thân hay đang gặp khó khăn trong các mối quan hệ, gặp rắc rối với các vấn đề về tài chính.
  • Có người thân mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay từng tự tử.

Điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm như thế nào?

Phương pháp điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu là tương tự nhau. Đối với các trường hợp mắc cả rối loạn lo âu lẫn trầm cảm, các bác sĩ sẽ phối hợp nhiều liệu pháp và có sự điều chỉnh cho phù hợp với các biểu hiện về triệu chứng bệnh. Nhờ đó có thể khắc phục được tình trạng rối loạn lo âu trầm cảm một cách hiệu quả.

Liệu pháp nhận thức hành vi

Đây là hình thức trị liệu tâm lý mang lại hiệu quả khả quan. Trong liệu pháp này, các bác sĩ điều trị sẽ có những định hướng giúp người bệnh suy nghĩ thực tế, hữu ích hơn, giảm đi những suy nghĩ tiêu cực. Phương pháp điều trị tập trung vào việc thực hiện các bước cụ thể để giúp người bệnh vượt qua sự lo lắng và trầm cảm. Liệu pháp này cũng giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân, đưa ra hướng khắc phục và từ đó giảm dần nỗi sợ hãi.

Rối loạn lo âu trầm cảm
Với liệu pháp nhận thức hành vi, bác sĩ điều trị đưa ra những định hướng giúp người bệnh suy nghĩ thực tế, hữu ích hơn, giảm đi những suy nghĩ tiêu cực.

Thuốc điều trị

Các triệu chứng trầm cảm và rối loạn lo âu thường xảy ra cùng nhau, đan xen nhau và nghiên cứu cho thấy cả hai đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin (SNRI).

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) bao gồm:
    • Citalopram (tên thương hiệu là Celexa)
    • Escitalopram (tên thương hiệu là Lexapro)
    • Fluoxetine (tên thương hiệu là Prozac, Sarafem, Symbyax)
    • Fluvoxamine (tên thương hiệu là Luvox)
    • Paroxetine (tên thương hiệu là Paxil)
    • Sertraline (tên thương hiệu là Zoloft)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin (SNRI) như:
    • Desvenlafaxine (tên thương hiệu là Pristiq)
    • Duloxetine (tên thương hiệu là Cymbalta)
    • Venlafaxine (tên thương hiệu là Effexor)
    • Levomilnacipran (tên thương hiệu là Fetzima).

Nếu việc sử dụng các loại thuốc SSRI hoặc SNRI không cải thiện được các triệu chứng, bác sĩ có thể cho bạn chuyển qua dùng các loại thuốc khác. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ để có hướng xử trí kịp thời khi gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Tập thể dục

Việc duy trì chế độ tập thể dục đều đặn với khoảng thời gian từ 30 phút trở lên/ngày trong 3 – 5 ngày/tuần có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng. Chế độ tập luyện với thời gian ngắn hơn, chỉ 10 – 15 phút, nhưng cường độ tập tăng lên cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Bạn có thể chạy bộ, đạp xe với cường độ cao để rút ngắn thời gian tập luyện.

Chế độ tập luyện đều đặn làm tăng lòng tự trọng, sự tự tin của bạn và có thể giúp cải thiện các mối quan hệ. Nguyên do là tập thể dục hàng ngày sẽ giúp não bộ sản sinh endorphin làm cho tinh thần phấn chấn giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Kỹ thuật thư giãn

Nếu mắc chứng rối loạn này, bạn hãy thử tập yoga, thiền và tập thở. Việc tập thiền định trong 2 – 5 phút mỗi ngày có thể giảm bớt sự lo lắng, giúp tâm trạng của bạn tốt hơn. Do đó, người mắc rối loạn lo âu, trầm cảm nên thử những điều đơn giản sau:

  • Tập trung vào hơi thở của bạn
  • Tạo dựng trong tâm trí một hình ảnh đẹp, một điều tích cực…
  • Lặp lại một từ mang tính chất tích cực hoặc câu thần chú đơn giản như “yêu”, “hạnh phúc”, “cuộc đời tươi đẹp”…

Xem thêm: GS. TS. Nguyễn Văn Chương tư vấn nơi điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm

Duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược nâng cao sức khỏe tinh thần

Thực tế, liệu pháp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để kiểm soát các triệu chứng của rối loạn lo âu trầm cảm cũng đem lại hiệu quả tích cực. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hợp hoan bì là loại thảo dược quý có tác dụng vượt trội giúp dưỡng tâm, giải trầm uất, giảm căng thẳng rất tốt cho người bị rối loạn lo âu và trầm cảm. Loại thảo dược này đã được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền từ xa xưa và nay cũng đã được y học hiện đại chứng minh tác dụng. Theo nghiên cứu tại khoa Dược trường Đại học Dược, thuộc Đại học Kyung Hee, Đại học Quốc gia Pukyong, Hàn Quốc, hợp hoan bì có tác dụng giải trầm uất, làm dịu thần kinh. Đồng thời loại thảo dược này có tác dụng tăng chức năng cho tế bào thần kinh thông qua 2 tác động:

  • Làm tăng yếu tố trung gian serotonin (chất dẫn truyền xung động thần kinh), đặc biệt là tăng nồng độ serotonin – chất dẫn truyền thần kinh hay còn được biết đến là “hormone hạnh phúc” giúp cải thiện tâm trạng, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu, phiền muộn, hồi hộp, căng thẳng, buồn phiền, chán nản, mất ngủ.
  • Tác dụng chống oxy hóa: Dịch chiết vỏ cây hợp hoan có tác dụng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não).

Để đạt hiệu quả một cách toàn diện của sản phẩm thảo dược, các nhà khoa học Việt Nam đã kết hợp hợp hoan bì với các thảo dược khác như uất kim, viễn chí, toan táo nhân, ngũ vị tử, hồng táo cùng vitamin PP, soy lecithin (vỏ đậu nành) tạo thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang (*). Sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hiệu quả cải thiện các triệu chứng rối loạn lo âu.

Rối loan lo âu trầm cảm 3
Cơ chế của Kim Thần Khang đối với bệnh lý rối loạn lo âu

Mời bạn cùng lắng nghe kinh nghiệm cải thiện suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm của chị Trần Thị Quyết (Bình Dương, số điện thoại: 037 465 3324).

Nếu có các thắc mắc về chứng bệnh rối loạn lo âu trầm cảm hoặc sản phẩm Kim Thần Khang, bạn hãy liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800 6105 hoặc hotline (Zalo/Viber): 090 220 7739 để được tư vấn cụ thể.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/ HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What to Do When Depression and Anxiety Mix https://www.webmd.com/depression/features/anxiety-depression-mix#1 Ngày truy cập 14/01/2019

Depression and anxiety: Can I have both? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/expert-answers/depression-and-anxiety/faq-20057989 Ngày truy cập 14/01/2019

Anxiety disorders https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anxiety/symptoms-causes/syc-20350961

Ngày truy cập 14/01/2019

Depression and Anxiety: How to Identify and Treat Coexisting Symptoms https://www.healthline.com/health/mental-health/depression-and-anxiety Ngày truy cập 14/01/2019

Phiên bản hiện tại

07/07/2020

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lộc Tuyệt Mỹ


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | 7 cách thú vị giúp bạn giảm căng thẳng

U xơ cổ tử cung là gì? U xơ cổ tử cung có nguy hiểm không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 07/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo