backup og meta

Gaslight là gì? 10 dấu hiện bạn đang bị thao túng tâm lý

Gaslight là gì? 10 dấu hiện bạn đang bị thao túng tâm lý

Khi bị gaslight (hay gaslighting) bạn có thể tin tưởng vào những điều dối trá, mất chính kiến của mình và bị người khác thao túng tâm lý. Để vượt qua những tác động tiêu cực khi chính mình bị tổn thương, bạn hãy cùng tìm hiểu gaslight là gì nhé.

Khi liên tục phải nghe những lời nói dối hay những câu bạo hành lời nói gây tổn thương, bạn sẽ dần chấp nhận cũng như tin tưởng những điều tiêu cực này.

Gaslight là gì?

Theo định nghĩa trên Từ điển của Hiệp hộp Tâm lý học Hoa kỳ – APA, gaslight (gaslighting) có nghĩa là sử dụng những thông sai trái, thiếu chính xác để thao túng tâm người khác, khiến họ trở nên sợ hãi, nghi ngờ và dần mất niềm tin vào bản thân.

Chính sự tự hoài nghi này, dần dần khiến cho nạn nhân trở nên tự ti và dễ bị ảnh hưởng bởi những người khác. Quá trình thao túng này diễn ra một cách âm thầm, chậm rãi và khó nhận biết. Thoạt đầu, nạn nhân còn tự trách bản thân và cảm thấy tội lỗi vì họ có suy nghĩ nghi ngờ đối tượng đang thao túng họ.

3 giai đoạn của gaslighting

  1. Giai đoạn đầu tiên sự hoài nghi: Một lời nói và hành động của đối phương sẽ bắt đầu khiến bạn bất đầu hoài nghi về quyết định, năng lực của chính mình.
  2. Giai đoạn thứ hai là phòng thủ: Khi nhận ra vấn đề, để tự bảo vệ chính mình, bạn bắt đầu thể hiện cách phòng thủ để chống lại sự thao túng của người thao túng tâm lý như: Chủ động đổi chủ đề, hoặc cố gắng làm việc điên cuồng để thể hiện năng lực của mình,…
  3. Giai đoạn thứ ba là trầm cảm: Tới giai đoạn cuối cùng, bạn bắt đầu mệt mỏi và cảm thấy đánh mất chính mình. Điều này dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực trong bạn, có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

gaslight là gì

10 Dấu hiệu nhận biết một người đang muốn gaslighting

Nạn nhân bị gaslighting có thể cảm thấy mất niềm tin vào chính mình và dẫn đến hoang mang, lo sợ. Người muốn gaslight người khác sẽ dùng những chiêu trò sau:

1. Nói dối 

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của một người muốn thực hiện hành vi gaslight bạn, chính là họ thường xuyên nói dối và bóp méo sự thật. Mục đích của họ là muốn bạn tự nghi ngờ bản thân và tự nảy sinh mâu thuẫn trong chính suy nghĩ của bạn. Dần dần bạn sẽ chuyển hướng sang tin tưởng người khác, thường là người đang muốn thao túng bạn.

2. Họ chối bỏ những hành vi sai trái và khiến bạn tự nghi ngờ bản thân

Họ không chỉ nói dối, mà họ còn sử dụng nhiều câu nói có tính sát thương với bạn. Nhưng khi bạn bắt quả tang thì họ chối bỏ và yêu cầu bạn đưa ra bằng chứng rằng họ đã làm hành động đó. Mục đích cũng chính là khiến bạn tự nghi ngờ bản thân và khả năng trí nhớ của bạn.

3. Họ dùng những gì bạn trân trọng chống lại bạn

Người muốn gaslighting sẽ dùng những thứ bạn yêu quý để chống lại bạn. Nếu bạn thích công việc của mình, họ sẽ nói công việc của bạn có nhiều vấn đề. Đối với những ai có con cái, đối tượng sẽ đưa ra những lý do tại sao bạn thực sự không nên có con. Điều này sẽ khiến bạn không tin tưởng vào cả những thứ mình rất trân trọng và yêu quý nhất.

gaslight là gì
Thủ phạm liên tục mang những thứ bạn quan tâm ra để tấn công và làm giá trị của bạn

4. Họ khiến bạn không còn chính kiến

Một trong những phần đáng sợ của việc thao túng là nạn nhân không thay đổi ngay mà sẽ biến thành con người khác một cách từ từ. Nạn nhân sẽ không còn những suy nghĩ, hành động, chính kiến của mình mà dần trở thành một người giống kẻ đi thao túng kia.

5. Họ liên tục dùng lời nói thao túng bạn

Người muốn gaslighting bạn sẽ luôn dùng những câu nói sáo rỗng để bạn tin họ. Đôi khi, họ cũng sẽ có những hành động mang tính bạo hành bên cạnh những lời nói thao túng.

6. Họ dùng lời mật ngọt để làm vũ khí tấn công

Khi đối tượng bị bạn gọi ra để giải thích, họ sẽ sử udjng những lời lẽ tử tế và ngọt ngào để xoa dịu bạn ngay thời điểm đó. Họ thậm chí có thể nói ra những câu ’em không bao giờ muốn làm tổn thương anh. anh biết em thương anh như thế nào mà…’. Nhưng bạn có biết, sau những lời ngọt ngào, mục đích sau cùng của họ là chiếm được sự tin tưởng và phục tùng của bạn.

Khi bạn phải đương đầu với ai đó sử dụng thủ đoạn thao túng tâm lý, hãy chú ý đến những gì họ làm, chứ không phải những gì họ nói. Liệu người này có thực sự yêu thương, hay họ chỉ đang vờ nói những lời tốt đẹp?

gaslight là gì

7. Họ khiến bạn cảm thấy mập mờ

Nếu bạn đề cao sự ổn định và rõ ràng, người thích thao túng sẽ lợi dụng tâm lý này và tạo ra sự mập mờ, hỗn loạn xung quanh nạn nhân. Khi này, nạn nhân sẽ không còn cách nào khác ngoài việc dựa vào người thao túng mình để có sự ổn định nhất thời.

8. Liên tục đổ lỗi

Những người muốn thao túng tâm lý bạn sẽ khiến bạn tự cảm thấy bản thân bạn là người có lỗi, mặc dù người chủ mưu là chính họ. Họ thuyết phục bạn đến mức bạn sẽ cảm thấy bản thân bạn thật sự là người có lỗi và bạn tự nhận sai về mình.

Ngay cả khi bạn đã bày tỏ cảm xúc của bạn với họ thì họ vẫn có thể xoay chuyển cuộc hội thoại theo ý họ, cuối cùng lỗi sẽ thuộc về bạn.

9. Họ khiến bạn nghĩ mình không tỉnh táo

Người muốn gaslighting biết bạn đang cảm thấy hoang mang và nghi ngờ bản thân nên sẽ lợi dụng điều này để khiến bạn nghĩ mình không tỉnh táo. Điều này sẽ khiến những người xung quanh và cả chính bạn cho rằng những vấn đề bạn đang gặp là không có thật. Lúc này, bạn sẽ khó tìm kiếm sự giúp đỡ hơn.

10. Họ cho rằng mọi người khác đều nói dối

Kẻ lạm dụng cũng có thể nói với bạn rằng mọi người đều đang dối trá và muốn hãm hại bạn. Từ đó, bạn sẽ không còn lòng tin vào bất kỳ ai mà chỉ còn biết trông cậy vào chính nơi đối tượng đang thao túng bạn. Tâm lý này khiến họ càng dễ gaslighting bạn trong thời gian dài hơn.

Dấu hiệu nhận biết một người gaslighting

Bạn có đang bị người khác gaslight không?

Gaslighting có thể xảy ra ở mọi mối quan hệ. Bạn có thể bị thao túng tâm lý trong tình yêu, công việc, gia đình hoặc các mối quan hệ xã hội khác.

Khi cảm thấy nghi ngờ về khả năng mình đang bị gaslighting, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau đây:

  • Bạn có phục tùng mọi ý kiến của người kia một cách vô điều kiện hay không?
  • Bạn có luôn cảm thấy mình sai lầm trong mọi việc có liên quan đến người kia hay không?
  • Bạn có hoảng sợ, lo lắng quá mức trước những sai lầm nhỏ của bản thân hay không (ví dụ nhớ nhầm ngày kỷ niệm, không kịp chuẩn bị bữa ăn…)?
  • Quan điểm/ cách nhìn nhận của bạn về bản thân có thay đổi theo ý kiến, sự tán thành hoặc phản đối của người khác hay không? (ví dụ bố mẹ, người yêu, quản lý ở công ty hay một người nào đó thân thiết với bạn)?
Nếu hầu hết câu trả lời là “có”, rất có thể bạn đang bị người khác gaslight. Điều này có thể rất khó nhận ra và khó thoát khỏi vì nó đang có liên quan trực tiếp đến những nỗi sợ của bản thân bạn như sợ bị bỏ rơi, sợ không được thấu hiểu, tôn trọng và yêu thương. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giúp bạn thân thoát khỏi tình trạng gaslighting khi đã nhận biết chúng.

Cách đối phó với gaslight là gì?

Nếu nhận thấy bản thân bị gaslighting, bạn có thể cần thực hiện những điều sau đây để kịp thời thoát khỏi tình trạng cũng như hạn chế tối đã những tổn thương có thể xảy ra với bạn.

  • Nhận diện tình trạng gaslighting: Bạn hãy cố gắng làm rõ ai đang muốn thao túng bạn và cách họ thực hiện hành vi này. Bạn cũng hãy ghi chú lại những lần mình tự nghi ngờ bản thân để nhận ra hiện tượng gaslighting.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Bạn có thể nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình mà mình tin tưởng. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà trị liệu hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.
  • Dành thời gian chăm sóc bản thân: Khả năng tự chăm sóc bản thân (self-care) càng cao càng giúp bạn tránh vướng phải những tình huống như bị gaslight. Vì những người bị gaslight thường là những người ít sự tự tin và có khuynh hướng phụ thuộc vào người khác.

Các câu hỏi thường gặp

Self-gaslighting là gì?

Self-gaslighting xảy ra khi một cá nhân liên tục cố gắng phớt lờ suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Điều đáng chú ý là nạn nhân tự mình “lao” vào những luồng suy nghĩ đó, thay vì bị ảnh hưởng bởi một ai khác.

Gaslight trong gia đình là gì?

Bạn có thể quan sát hiện tượng gaslight trong gia đình mà ở đó, người chồng liên tục uống rượu say xỉn mỗi ngày. Ban đầu, người vợ biết rằng chuyện nhậu nhẹt của chồng là sai và nhắc nhở người chồng nên hạn chế bia rượu.

Thế nhưng, người chồng liên tục nói với vợ mình rằng anh cần uống bia với đối tác để có thể phát triển công việc và cô không hề hiểu gì về sự khó khăn anh gặp khi đi làm. Thế là người vợ bắt đầu tin việc uống bia rượu của chồng là đúng và bắt đầu thấy tội lỗi khi đã cằn nhằn anh.

Gaslight trong tình yêu là gì?

Ngoài ra, gaslighting còn có thể dẫn đến hội chứng Stockholm. Đây là hội chứng khiến nạn nhân phát triển tình cảm với chính người đã thao túng mình. Điều đáng lo sợ là bất kể ai cũng có nguy cơ bị gaslighting. Thủ thuật thao túng này có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi như trong một mối quan hệ tình cảm, trong gia đình hay trong công ty. Tình trạng này còn được gọi là gaslighting trong finh yêu.

Gaslight nơi công sở, nơi làm việc là gì?

Trong công việc, đối khi bạn có thể không nhận ra gaslighting là gì trong giao tiếp với cấp trên vì họ thường sử dụng kỹ năng “sợi dây trói buộc vô hình” này để khiến bạn phải nghe lời. Họ có thể dùng những lý do tốt đẹp như “chúng ta cần cống hiến cho công ty” hay “bạn cần thể hiện bản lĩnh vượt trội của mình”. Nhiều người quản lý còn tự cho mình là một tấm gương mẫu mực khi làm việc 24/7 để đòi hỏi bạn phải trả lời email vào lúc 1:00 sáng!

Những cách thao túng vô hình này thoạt đầu sẽ khiến bạn tưởng như mình là người cần phải nỗ lực thay đổi để thích nghi và phục tùng đối phương. Phải đến khi bạn bị dồn ép đến chân tường hoặc sức khỏe suy sụp mới nhận ra mình đang bị người kia điều khiển.

Dấu hiệu gaslighting nơi công sở:

  • Họ thường xuyên đưa ra những nhận định tiêu cực vô căn cứ về bạn.
  • Họ cố tình hạ thấp bạn trong những buổi họp. Mục tiêu của họ là làm bạn mất tự tin và cảm thấy sợ hãi.
  • Đối tượng thường xuyên bàn tán tiêu cực. Bề ngoài người này tỏ ra quan tâm bạn nhưng đằng sau thì luôn đứng đầu danh sách những người nói xấu bạn.
  • Chế nhạo và đùa cợt dai dẳng. Bạn tỏ rõ sự không vui nhưng họ vẫn cố ý miệt thị nhưng họ thường nói rằng ‘đùa tí thôi mà’.
  • Tước đi cơ hội phát triển. Mặc dù có đầy đủ bằng chứng để cho thấy bạn có năng lực nhưng đối tượng vẫn tước đi cơ hội thăng tiến của bạn, nếu người này là sếp bạn.
  • Bắt nạt và đe dọa nhiều lần. Tình trạng này thường xảy ra theo văn hóa ‘ma cũ ăn hiếp ma mới’.
  • Tỏ rõ sự thiên vị. Đối tượng gaslight sẽ phớt lờ những cố gắng và thành tựu của bạn, khiến bạn cảm thấy mình là người yếu kém.

Kết luận

Khi đã biết gaslight là gì, bạn sẽ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người mình tin tưởng để bước qua sự hoang mang và lo lắng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự nâng cao nhận thức của bản thân để xây dựng sự tự tin cho mình và vượt qua hiệu ứng thao túng tâm lý gaslighting.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm gaslight là gì, đồng thời chỉ ra những dấu hiệu của một người đang gaslight bạn. Qua bài viết này, ít nhiều bạn đã phần bào biết cách nhận ra ai mới thực sự là người đối tốt với bạn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Is Gaslighting? Examples & How To Respond

http://simplypsychology.org/is-someone-gaslighting-you.html

Ngày truy cập: 07.06.2024

What is gaslighting?

http://health.clevelandclinic.org/gaslighting/

Ngày truy cập: 07.06.2024

What is gaslighting, and how to address it in your relationship?

http://relationshipsnsw.org.au/what-is-gaslighting/

Ngày truy cập: 07.06.2024

Gaslighting: Turning Off the Gas on Your Gaslighter

https://www.helpguide.org/articles/communication/turning-off-the-gas-on-your-gaslighter.htm

Ngày truy cập: 07.06.2024

gaslighting

https://www.mycwa.org.uk/gaslighting

Ngày truy cập: 07.06.2024

Have you heard about gaslighting?

https://www.solacewomensaid.org/have-you-heard-about-gaslighting

Ngày truy cập: 07.06.2024

The Sociology of Gaslighting

https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/0003122419874843

Ngày truy cập: 07.06.2024

Phiên bản hiện tại

07/06/2024

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Hiệu ứng Zeigarnik: Động lực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn?

5 điều bạn cần biết về hội chứng Munchausen


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung

Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 07/06/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo