backup og meta

5 lý do khiến bạn luôn cảm thấy cô đơn tuổi 30

5 lý do khiến bạn luôn cảm thấy cô đơn tuổi 30

Khi cảm thấy cô đơn vì sống một mình, ăn cơm một mình, mua sắm một mình, xem phim một mình… bạn có thể nghĩ mình là người duy nhất lẻ loi trong số bạn bè cùng trang lứa. Thực tế, đây là trạng thái tâm lý chung của rất nhiều người khi chạm mốc 30.

Không phải ai cũng dễ dàng thừa nhận mình đang có cảm giác cô đơn bởi không muốn “mất giá’ hay “đáng thương’ trong mắt người khác. Bước sang tuổi 30, sự cô đơn lại càng trở nên rõ ràng hơn khi bạn phải đối diện với quá nhiều áp lực về sự nghiệp, tình yêu và gia đình.

Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy cô đơn khi 30

Tại sao bạn luôn cảm thấy cô đơn ở một thời điểm nào đó trong những năm 30 tuổi? Đa số mọi người nghĩ rằng mình cần có sự nghiệp thành công, kết hôn và có một đời sống xã hội đáng ngưỡng mộ trước khi bước sang tuổi 30. Nếu không đạt được những điều này, họ sẽ là những người thất bại.

Suy nghĩ này gây rất nhiều ảnh hưởng tới tâm lý cũng như cuộc sống và khiến bạn luôn cảm thấy cô độc. Dưới đây là 5 lý do khiến bạn cảm thấy mình luôn cô đơn tuổi 30.

1. Bạn ít có cơ hội kết bạn

Nhiều người quá bận rộn phát triển sự nghiệp hoặc chăm sóc con cái khi đã chạm mốc 30, điều này khiến họ gặp nhiều khó khăn để dành thời gian cho bạn bè. Đó cũng là lý do khiến bạn cảm thấy cô đơn khi không tìm thấy người hiểu mình.

Theo các chuyên gia xã hội học, có 3 điều kiện tiên quyết để kết bạn: sự gần gũi, tương tác thường xuyên và tình cảm chân thành. Những điều kiện này xuất hiện với tần số thấp hơn khi bạn chạm mốc 30 dẫn đến cơ hội kết bạn cũng ít hơn. 

2. Bạn nghĩ mình là người thất bại

Nếu thường xuyên theo dõi mạng xã hội, cuộc sống của mọi người dường như lúc nào cũng có rất nhiều điều thú vị. Những lúc tâm trạng xuống dốc, sự so sánh khập khiễng làm bạn nghĩ rằng mình đã thất bại và tụt lại phía sau nên càng cảm thấy cô đơn.

Những năm tuổi 20, bạn hăm hở bước vào những cuộc phiêu lưu để khám phá những điều lý thú trong cuộc sống. Nhưng khi chạm mốc 30, đây cũng là thời điểm bạn xác định mình là ai và muốn khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội nên rất khó chấp nhận sự thụt lùi. 

3. Mối quan hệ cũ ngày càng xa cách

Cảm thấy cô đơn khi 30

Bạn có thể đã từng gắn bó với một người bạn thời sinh viên, quý mến một đồng nghiệp cũ hay yêu một ai đó tha thiết. Khi các mối quan hệ này tan vỡ hoặc ngày càng xa cách, bạn sẽ cảm thấy cô đơn vì hụt hẫng.

Khi bước sang tuổi 30, bạn sẽ có xu hướng phải chủ động tìm đến những mối quan hệ thân thiết bởi vì ai cũng có gia đình hoặc người yêu. Nỗi cô đơn sẽ càng thấm thía hơn khi bạn đến bây giờ vẫn còn đơn thân gối chiếc.

4. Bạn sợ hãi cảm giác bị từ chối

Nếu chúng ta định nghĩa cuộc sống theo cách là phải có được những điều mình muốn mới hạnh phúc, thì sẽ rất dễ bị thất vọng. Đây cũng là lý do khiến bạn cảm thấy cô đơn khi bị từ chối trong một mối quan hệ hoặc cơ hội nghề nghiệp lúc bước sang tuổi 30. 

Sự từ chối là một phần tất yếu của cuộc sống, bạn không thể lèo lái mọi thứ theo đúng ý mình. Càng không tự tin vào giá trị của bản thân, bạn sẽ càng có xu hướng dễ bị tổn thương khi bị từ chối.  

5. Bạn thu mình vào thế giới riêng

Khi bạn cảm thấy cô đơn, bạn càng có xu hướng thu mình vào thế giới riêng nhiều hơn là tìm cách mở rộng mối quan hệ. Đặc biệt, những người có tính cách hướng nội lại càng cảm thấy khó khăn khi cởi mở với một ai đó.  

Nếu bạn cảm thấy cô đơn, rất có thể là do quan điểm sống khép kín và tính cách khó hòa đồng. Bạn có thể đã quen với điều này, nhưng đôi lúc lại cảm thấy sợ hãi cảm giác một mình trong căn phòng trống trải.

Bí quyết giúp bạn bớt cảm thấy cô đơn

Bí quyết giúp bạn bớt cảm thấy cô đơn

Nếu không biết cách vượt qua cảm giác cô đơn trống trải, bạn sẽ ngày càng cô lập bản thân hoặc thậm chí có nguy cơ bị trầm cảm. Vì thế, bạn có thể thử áp dụng một số lời khuyên sau đây để bớt cảm thấy cô đơn hơn nhé.

1. Hạn chế online mạng xã hội

Nếu mạng xã hội khiến bạn cảm thấy mình bị tụt lại phía sau, hãy hạn chế online thay vì chạnh lòng với những điều bạn chưa có khi so sánh với người khác. Thật ra, bản thân những người có những nội dung chia sẻ hạnh phúc cũng chất chứa một nỗi buồn riêng mà bạn không biết.

2. Đặt ra những mục tiêu đơn giản

Thay vì bị áp lực với những kỳ vọng quá lớn, bạn có thể đặt ra những mục tiêu vừa sức như tìm một công việc phù hợp với tính cách, tập một thói quen mới tốt cho sức khỏe, đọc một quyển sách mỗi tuần… Hãy thử lối sống tối giản để cảm thấy tự do hơn khi buông bỏ bớt những điều không quan trọng.

3. Tìm kiếm một nửa của mình

Nếu bạn vẫn đang độc thân, tại sao lại không vượt qua cảm giác bất an khi yêu để tạo cơ hội cho một ai đó cùng san sẻ cuộc sống với bạn? Dù đã chia tay hay ly hôn, bạn vẫn luôn có quyền tìm kiếm những mối quan hệ mới để cùng nhau bước tiếp con đường phía trước.

Đừng vội vã bắt đầu một mối quan hệ mới chỉ vì bạn cảm thấy cô đơn. Hãy để cho cả hai một thời gian để thử thách, tình cảm sẽ ngày càng lớn dần và bền vững hơn. 

4. Sẵn sàng chấp nhận sự từ chối

Nếu một ai đó từ chối bạn, hãy nghĩ theo hướng tích cực rằng “cả hai không phù hợp nhau” thay vì ám ảnh với ý nghĩ tiêu cực “mình không đủ tốt”. Có lẽ bạn không nhận ra, song thực tế có khi đối phương không đủ tốt với bạn đấy. Khi có thể chấp nhận sự từ chối, bạn cũng có thể từ bỏ những điều không khiến mình hạnh phúc như quyết định thôi việc, chia tay người yêu…

5. Đầu tư vào sở thích cá nhân

Nếu bạn thuộc kiểu người sống khép kín, việc tập trung vào phần hướng nội bên trong sẽ dễ dàng hơn là kết nối với thế giới bên ngoài. Hãy đầu tư thời gian vào những sở thích riêng mỗi khi cảm thấy cô đơn thay vì tìm kiếm mối quan hệ mới mà bạn không cảm thấy thoải mái.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có lúc cảm thấy cô đơn, bất kể là sự nghiệp thành công ra sao hay gia đình hạnh phúc đến thế nào. Bởi lẽ, mỗi người đều có một góc sâu kín trong tâm hồn mà chẳng ai có thể chạm tới… Bạn không thể tránh khỏi những giây phút cô đơn, song hãy tìm cách để sống chung với cảm xúc này một cách hòa bình nhất có thể nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Why Does Loneliness Peak Before Our 30s?
https://www.healthline.com/health/mental-health/loneliness-after-college#8
Ngày truy cập: 19.10.2018

This is the age when men are the most lonely
https://www.standard.co.uk/lifestyle/health/men-reach-peak-loneliness-at-35-a3530286.html
Ngày truy cập: 19.10.2018

9 Ways to Overcome Loneliness in Your Thirties
https://goodmenproject.com/featured-content/9-ways-overcome-loneliness-30s-cmtt/
Ngày truy cập: 19.10.2018

Phiên bản hiện tại

11/01/2021

Tác giả: Thảo Viên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang chìm đắm trong sự cô đơn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 11/01/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo