backup og meta

Chỉ số EQ là gì? Bài test chỉ số EQ và cách cải thiện trí tuệ cảm xúc

Chỉ số EQ là gì? Bài test chỉ số EQ và cách cải thiện trí tuệ cảm xúc

Bài test chỉ số EQ là một dạng công cụ để đánh giá và đo lường Chỉ số Trí tuệ Cảm xúc (Emotional intelligence / Emotional quotient). Khác với bài test IQ, bài test EQ giúp đánh giá khả năng nhận diện, điều chỉnh cảm xúc của một người thông qua các câu hỏi trắc nghiệm.

Mặc dù khi tìm hiểu về bài test EQ thì sẽ có nhiều bài test khác nhau, tuy nhiên về hình thức thì phổ biến nhất vẫn là dạng câu hỏi trắc nghiệm có sẵn đáp án. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu tổng quan hơn về bài test EQ là gì. Bên cạnh đó, HelloBacsi cũng sẽ giới thiệu đến bạn bài test EQ phổ biến hiện nay, đó là bài test “Bảng câu hỏi trí tuệ cảm xúc LAL1“, được hiệu đính bởi Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh – NHS.

Chỉ số EQ là gì?

Chỉ số EQ (Emotional quotient) là chỉ số cho thấy khả năng tiếp nhận, nhận diện, biểu lộ và điều chỉnh cảm xúc của một người.

Về mặt mức độ thang đo và khoảng điểm, người có chỉ số thông minh cảm xúc cao, đồng nghĩa với việc họ sẽ dễ dàng nhận diện được cảm xúc của bản thân họ và cả của người khác. Từ đó, họ cũng sẽ dễ xác định hay thậm chí là dự đoán được phần nào cảm xúc mà người khác sẽ trải qua trước một tình huống nào đó.

Các khía cạnh của trí tuệ cảm xúc quyết định chỉ số EQ

Để có thể hiểu chính xác và chi tiết hơn về bài test EQ, Tiến sĩ Goleman, người đầu tiên đưa ra định nghĩa về EQ đã nhắc đến 5 khía cạnh chính của EQ bao gồm:

  • Tự nhận thức (self-awareness): khả năng nhận diện và hiểu được cảm giác và cảm xúc của bản thân.
  • Tự điều chỉnh cảm xúc (self-regulation / managing emotions): khả năng điều tiết cảm xúc và biết kiểm soát sự bốc đồng của bản thân trong những tình huống có yếu tố bất ngờ.
  • Khơi gợi động lực tự thân (self-motivation): khả năng tự động viên và thúc đẩy bản thân tiến bộ, trưởng thành và hướng đến mục tiêu.
  • Thấu cảm (empathy): khả năng hiểu được tình huống và hoàn cảnh mà người khác đang trải qua, dù cho quan điểm, trải nghiệm và cảm xúc của họ có phần trái ngược với bạn.
  • Kỹ năng xã hội (social skill): bạn có khả năng tương tác tốt với những người xung quanh trong những tình huống xã hội, ví dụ như trong một cuộc trò chuyện đông người hoặc một buổi họp nhóm.
Đồng cảm là một trong các yếu tố đánh giá của bài test chỉ số EQ
Đồng cảm là một trong các yếu tố đánh giá của bài test EQ

Bài test chỉ số EQ phổ biến hiện nay

Có thể bạn chưa biết, cũng như IQ, EQ cũng có một số bài kiểm tra để biết được Trí tuệ cảm xúc của một người cao hay thấp. Bài kiểm tra này được thiết kế theo dạng bảng khảo sát và người tham gia chỉ cần chọn mức đáp án mà họ cảm thấy phù hợp với bản thân nhất.

Trên thực tế, tùy vào đối tượng, mục đích và mức độ thông dụng của bài test mà mức độ phổ biến của nó sẽ được quyết định. Tuy nhiên, một trong những bài test chỉ số EQ phổ biến nhất hiện nay là bài test dựa trên lý thuyết về EQ của Tiến sĩ Daniel Goleman, bài test có tên là (EI) Emotional intelligence questionnaire.

Bài test chỉ số EQ này gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, giúp đánh giá mức độ trùng khớp giữa bản thân bạn và các nhận định được đưa ra. Mức độ trùng khớp với ý kiến trải dài với 5 mức độ, tương ứng với điểm số từ 1 đến 5, số điểm càng cao có nghĩa là mức độ đồng thuận với ý kiến đó càng nhiều.

Ví dụ:

 Câu 1 – Tôi nhận ra ngay lập tức khi nào thì bản thân đang mất bình tĩnh.
  1. Hoàn toàn không đồng ý
  2. Không đồng ý
  3. Trung lập
  4. Đồng ý
  5. Hoàn toàn đồng ý

Tương tự như vậy, sau khi trả lời 50 câu hỏi, bạn có thể tự cộng tổng điểm theo từng loại hình trí tuệ cảm xúc và đối chiếu với khoảng điểm được cung cấp. Thông qua kết quả bài test bạn sẽ biết được bản thân đang có điểm mạnh và điểm yếu gì về mặt trí tuệ cảm xúc (EQ).

Bài test chỉ số EQ này hiện đã được Việt hóa và ứng dụng trên website HelloBacsi, bạn có thể dành ra từ 5 đến 10 phút để thực hiện bài test này.

Kết quả chỉ số EQ bao nhiêu là cao và bao nhiêu là thấp?

Dựa theo kết quả được thiết kế của bài test (EI) Emotional intelligence questionnaire, kết quả bao gồm:

  • Chỉ số EQ dưới mức tiêu chuẩn (thấp): 50 – 89 điểm.
  • Chỉ số EQ ở mức tiêu chuẩn đến khá: 90 – 174 điểm.
  • Chỉ số EQ ở mức xuất sắc (cao): 175 – 250 điểm.
Lưu ý rằng, kết quả bài test chỉ phản ánh tại một thời điểm nhất định và có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, hiện tại dù kết quả của bạn là điểm thấp hay cao thì kết quả này vẫn có thể sẽ thay đổi, hoặc được cải thiện, hoặc bị thụt lùi tùy thuộc vào khả năng của bạn ngay tại thời điểm làm bài test.

Bài test EQ

Câu hỏi thường gặp

EQ trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?

Hiện nay không có bất kỳ một kết quả thống kê mang tính đại diện nào có thể chỉ ra chỉ số EQ trung bình của người Việt Nam. Trường hợp bạn muốn biết chỉ số EQ của mình đang ở mức nào, có cần cải thiện gì không, bạn có thể làm bài test chỉ số EQ online có đáp án của HelloBacsi.

Lợi ích của EQ cao trong học tập, công việc, các mối quan hệ và cuộc sống là gì?

Theo kết quả nghiên cứu của Entrepreneur phát hiện ra rằng, 90% những người đạt được thành tích cao trong công việc và cuộc sống sở hữu chỉ số EQ cao.

Dưới đây là những đặc điểm ở nhóm người này mà kết quả nghiên cứu đã phát hiện:

  • Khả năng chịu trách nhiệm và tính linh hoạt.
  • Tính quyết đoán và khả năng ra quyết định nhanh.
  • Khả năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm tốt.
  • Có khả năng điều tiết cảm xúc cũng như quản lý thời gian tốt.
  • Ngưỡng chịu stress ở mức cao, dễ thích ứng với sự thay đổi.

Kết luận

Chỉ số EQ không chỉ là khả năng hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân, mà còn là yếu tố quan trọng giúp bạn cải thiện mối quan hệ xã hội và thành công trong công việc. Có thể thấy, việc cố gắng phát huy trí tuệ cảm xúc thật sự mang lại nhiều lợi ích cho bạn, từ khả năng giao tiếp hiệu quả cho đến khả năng làm việc nhóm và khả năng giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng.

Tóm lại, chỉ số EQ của bạn có thể thay đổi theo thời gian, dù hiện tại đang ở mức thấp hay cao. Vậy nên, kể cả để cải thiện hoặc duy trì chỉ số EQ ở mức tốt luôn đòi hỏi sự nỗ lực của bạn, trong việc nhận diện cảm xúc của bản thân, của người khác và đặc biệt là các tình huống xã hội. 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bài test chỉ số EQ và những lợi ích của nó. Cuối cùng, bạn hãy nhớ trải nghiệm bài test chỉ số EQ có đáp án để biết chỉ số EQ của bản thân đang ở mức nào nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Emotional Intelligence Measures: A Systematic Review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34946422/
Truy cập ngày: 23.01.2025

What It Means To Have Emotional Intelligence
https://health.clevelandclinic.org/emotional-intelligence-eq
Truy cập ngày: 23.01.2025

(EI) Emotional intelligence questionnaire
https://www.drugsandalcohol.ie/26776/1/Emotional_intelligence_questionnaire-LAL1.pdf
Truy cập ngày: 23.01.2025

Improving Emotional Intelligence: Reaping the Benefits of Investing in Yourself
https://pce.sandiego.edu/improving-emotional-intelligence-reaping-the-benefits-of-investing-in-yourself/
Truy cập ngày: 23.01.2025

The Benefits of Emotional Intelligence in the Workplace

The Benefits of Emotional Intelligence in the Workplace


Truy cập ngày: 23.01.2025

Phiên bản hiện tại

05/02/2025

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Self care là gì? Cách yêu thương bản thân và tận hưởng cuộc sống

Self reflection là gì? Tự phản tư để thấu hiểu và nâng cấp bản thân


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: Vừa xong

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo