backup og meta

Chứng tự hành hạ bản thân, hồi chuông cảnh báo cho bạn

Chứng tự hành hạ bản thân, hồi chuông cảnh báo cho bạn

Áp lực trong cuộc sống và những đổ vỡ trong chuyện tình cảm khiến cho hàng ngàn người rơi vào hố sâu của các bệnh tâm lý – tâm thần. Vậy làm sao để vượt qua được những cảm xúc tiêu cực khiến bạn tự làm tổn thương chính mình?

Chứng tự hành hạ bản thân ngày càng trở nên phổ biến. Những suy nghĩ tiêu cực thúc đẩy nạn nhân tự hành hạ chính bản thân mình chỉ để giải tỏa những cảm xúc dồn nén trong lòng. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân và cách vượt qua nó nhé.

Chứng tự hành hạ bản thân là gì?

Chứng tự hành hạ bản thân hay tự gây tổn thương bản thân không phải tự sát, mà hiểu đơn giản là hành động cố tình làm tổn hại đến bề mặt của cơ thể, bằng việc cắt hay đốt cháy chính mình. Do đó, đôi khi ta còn gọi đây là chứng tự cắt rạch cơ thể. Bản thân người bệnh lại không hề có ý định tự sát. Tự gây tổn thương bản thân được xem là cách tiêu cực để đối phó với nỗi đau về tinh thần, nỗi giận dữ hằn sâu bên trong hay sự thất vọng nặng nề.

Người có chứng rối loạn sẽ tự cắt cổ tay, cánh tay, cẳng chân và bụng. Một số người sử dụng mẩu thuốc lá hay khí ga để đốt cháy da. Vết cắt, vết cháy sau khi lành sẽ hình thành vết sẹo trên bề mặt. Tuy nhiên, nạn nhân có xu hướng che giấu vết sẹo để không ai nhìn thấy nó.

Dấu hiệu cảnh báo chứng tự hành hạ bản thân

Sẽ rất khó để hiểu tại sao nạn nhân lại thực hiện hành động đó và mục đích là gì.

Chứng tự hành hạ bản thân thường được xem là cách để cho ai đó phản ứng với nỗi đau về tinh thần, áp lực căng thẳng hay vấn đề rắc rối trong các mối quan hệ. Một số người cảm thấy thư giãn hay loại bỏ được cảm xúc tiêu cực bên trong bằng cách này. Những đối tượng khác lại sử dụng hành động để thể hiện cảm xúc dồn nén như:

  • Cơn thịnh nộ;
  • Tuyệt vọng;
  • Khủng hoảng;
  • Trống vắng.

Bạn cần chú ý đến những dấu hiệu của chứng tự hành hạ bản thân. Các manh mối thường xuất hiện trên cánh tay, chân hay phần dưới của cơ thể vì chúng dễ che giấu hơn. Nếu nhìn gần, bạn có thể thấy các vết thương. Tuy nhiên, bạn nên tôn trọng, tế nhị, lịch sự và không theo sau người nào đó chỉ để nhìn vào các phần trên cơ thể mà họ đã cố tình che giấu. Một số dấu hiệu khi mắc chứng tự hành hạ bản thân bao gồm:

  • Cơ thể xuất hiện nhiều vết thương hay sẹo mà không rõ nguyên do;
  • Thường mặc những bộ quần áo bó sát, ngay cả khi thời tiết nóng hay các trường hợp bắt buộc mặc đồng phục theo yêu cầu;
  • Thường cắt hay đốt cháy một cách vô cớ;
  • Vết máu xuất hiện trên quần áo, khăn hay ở bất cứ đâu;
  • Thường giữ những đồ vật sắc nhọn bên mình;
  • Chiếm dụng một khoảng trống chỉ để đốt một thứ gì đó;
  • Tâm trạng hay hành vi thay đổi, chẳng hạn như tự cô lập hay khủng hoảng;
  • Im lặng trong thời gian dài.

Để không là nạn nhân của chính mình

Nếu gặp những rắc rối trong tâm lý hay các vấn đề về cảm xúc, tâm trạng, các mối quan hệ, bạn cần nhớ rằng, có những cách tốt đẹp và tích cực hơn để giải quyết vấn đề.

Chia sẻ với ai đó

Người không may mắc chứng tự hành hạ bản thân thường cho rằng, bước khó khăn nhất chính là việc tự thừa nhận mình là nạn nhân của căn bệnh này. Họ còn nói rằng sau khi thổ lộ với ai đó, bản thân cảm thấy giải thoát và nhẹ nhõm rất nhiều. Vì vậy, nếu cảm thấy lòng bất an, hãy chọn một người đáng tin để trò chuyện và trải lòng mình ra bạn nhé. Người đó có thể là cha, mẹ, anh, chị em, chuyên gia tâm lý, bác sĩ, giáo viên hay bạn bè của bạn. Nếu cách này vẫn chưa làm bạn thoải mái, hãy viết chúng lên giấy hay trò chuyện với thú cưng của mình.

Xác định vấn đề khiến bạn muốn tự làm hại chính mình

Chứng tự cắt rạch cơ thể là cách phản ứng với các chấn thương tâm lý. Hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến bạn muốn làm chuyện này. Đó có phải là nỗi sợ, áp lực phải làm mọi thứ hoàn hảo, vấn đề trong các mối quan hệ, nỗi đau do mất mát, tan vỡ trong chuyện lứa đôi hay mâu thuẫn?

Sau khi nhận diện nguyên nhân, hãy chia sẻ với người có tình trạng tương tự. Rất nhiều người có cùng cảnh ngộ giống bạn, họ có thể tư vấn và lắng nghe để bạn cảm thấy tốt hơn.

Trao đổi với chuyên gia hay nhà tâm lý học

Là những người được đào tạo chuyên môn đầy đủ, họ biết được tâm lý và suy nghĩ của bạn, để từ đó đưa ra những cách giải quyết thỏa đáng. Họ sẽ giúp bạn chữa lành vết thương xúc cảm, áp lực tâm lý và khuyên bạn dùng những cách lành mạnh để giải quyết áp lực.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

WebMD, Mental Health and Self-Injury, http://www.webmd.com/anxiety-panic/guide/self-injuring-hurting#1. Ngày truy cập: 07/03/2017

MayoClinic, Self-injury/cutting, http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/self-injury/home/ovc-20165425. Ngày truy cập: 07/03/2017

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Bạn biết gì về tập thể dục cho tinh thần?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo