backup og meta

Nhiễu loạn cảm xúc

Nhiễu loạn cảm xúc

Tìm hiểu chung

Chứng nhiễu loạn cảm xúc là gì?

Chứng nhiễu loạn cảm xúc (PBA) là một tình trạng đặc trưng bởi các cơn bùng phát cười hoặc khóc không phù hợp, đột ngột và không kiểm soát được. Chứng nhiễu loạn cảm xúc thường xảy ra ở những người bị các tình trạng thần kinh nhất định hoặc các chấn thương ảnh hưởng đến cách não kiểm soát cảm xúc.

Nếu bị nhiễu loạn cảm xúc, bạn sẽ trải nghiệm những cảm xúc bình thường, nhưng đôi khi sẽ thể hiện chúng một cách thái quá hoặc không phù hợp. Do vậy, tình trạng này gây lúng túng và làm rối loạn cuộc sống hàng ngày.

Chứng nhiễu loạn cảm xúc thường không được chẩn đoán hoặc bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm trạng. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán, chứng nhiễu loạn cảm xúc có thể được quản lý bằng thuốc.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng nhiễu loạn cảm xúc là gì?

Các triệu chứng phổ biến của chứng nhiễu loạn cảm xúc bao gồm:

  • Đột ngột khóc hay cười với cường độ mạnh, không thể kiểm soát
  • Khóc hay cười dường như không phù hợp với các tình huống thực tế
  • Các cơn bùng phát kéo dài hơn bạn nghĩ
  • Bùng phát cảm giác thất vọng và tức giận
  • Các biểu hiện trên mặt không phù hợp với những cảm xúc

Các cơn bùng phát xảy ra nhiều lần trong ngày hoặc nhiều lần trong một tháng.

Các triệu chứng không liên quan đến tâm trạng. Nói cách khác, bạn có thể cảm thấy hạnh phúc nhưng bắt đầu khóc và không thể dừng lại được. Bạn cũng có thể cảm thấy buồn nhưng lại bắt đầu cười. Bạn chỉ có thể khóc hay cười rất nhiều. Một số người nói các triệu chứng đến một cách nhanh chóng giống như một cơn động kinh. Rất dễ nhầm lẫn các triệu chứng đối với những người trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.

Nếu bị nhiễu loạn cảm xúc, bạn có thể trở nên lo lắng hay xấu hổ trước công chúng. Bạn có thể lo lắng xảy ra một cơn mới trong tương lai và muốn hủy bỏ các kế hoạch với bạn bè hoặc gia đình. Nếu đang chăm sóc cho một người bị chứng này, bạn có thể cảm thấy bối rối hay thất vọng. Tác động cảm xúc của tình trạng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc phục hồi và chất lượng cuộc sống. Bạn nên đi khám và điều trị với bác sĩ có chuyên môn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng nhiễu loạn cảm xúc?

Chứng nhiễu loạn cảm xúc thường xảy ra ở những người bị các tình trạng thần kinh hoặc chấn thương bao gồm:

Nguyên nhân của chứng nhiễu loạn cảm xúc được cho là liên quan đến chấn thương các đường thần kinh điều chỉnh các biểu hiện cảm xúc bên ngoài, tuy nhiên cần nghiên cứu sâu hơn tình trạng này.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng nhiễu loạn cảm xúc?

Chứng nhiễu loạn cảm xúc thường được chẩn đoán qua khám thần kinh. Các chuyên khoa có thể chẩn đoán chứng bệnh này bao gồm nội khoa, tâm thần kinh, thần kinh học và tâm thần.

Chứng nhiễu loạn cảm xúc thường được chẩn đoán nhầm là trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu lan tỏa, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách và động kinh. Để giúp bác sĩ xác định chứng rối loạn cảm xúc, bạn cần chia sẻ chi tiết cụ thể về sự bùng phát các cảm xúc của mình.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng nhiễu loạn cảm xúc?

Mục tiêu của điều trị chứng rối loạn cảm xúc là giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của sự bùng phát các cảm xúc. Các lựa chọn thuốc bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm như thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) và chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), có thể giúp làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng nhiễu loạn cảm xúc. Thuốc chống trầm cảm để điều trị bệnh này thường được quy định ở liều thấp hơn so với liều điều trị trầm cảm.
  • Hydrobromide dextromethorphan và quinidin sulfat (Nuedexta). Đây là loại thuốc duy nhất được phê duyệt cho điều trị đặc hiệu chứng rối loạn cảm xúc. Một nghiên cứu trên những người bị đa xơ cứng và teo cơ xơ cứng cột bên cho thấy những người uống thuốc chỉ có khoảng một nửa số cơn cười và khóc so với nhóm uống giả dược.

Bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất, lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc, các tình trạng khác mà bạn có và các loại thuốc bạn đang sử dụng.

Chuyên gia trị liệu nghề nghiệp cũng có thể giúp người bị chứng rối loạn cảm xúc phát triển cách hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý chứng nhiễu loạn cảm xúc?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với chứng rối loạn cảm xúc:

  • Nói chuyện với mọi người về chứng rối loạn cảm xúc và mức độ ảnh hưởng của nó đến bạn và gia đình. Điều này sẽ giúp những người xung quanh bạn khỏi bị bất ngờ hay lúng túng khi một cơn bùng phát xảy ra.
  • Thay đổi vị trí. Nếu bạn cảm thấy sắp bị tấn công bởi một cơn cười hay khóc, hãy thay đổi cách bạn đang ngồi hoặc đứng.
  • Thở chậm và sâu. Thở chậm và sâu trong suốt cơn bùng phát cho đến khi bạn cảm thấy kiểm soát trở lại.
  • Thư giãn. Một cơn bùng phát tình cảm có thể làm cho cơ bắp căng thẳng. Hãy thư giãn vai và trán sau khi cơn xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Is Pseudobulbar Affect? https://www.webmd.com/brain/pseudobulbar-affect#2. Ngày truy cập 27/11/2017

Pseudobulbar affect. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pseudobulbar-affect/symptoms-causes/syc-20353737. Ngày truy cập 27/11/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Cách kiềm chế nước mắt hiệu quả, nhanh chóng?


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo