backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc: Yếu tố quyết định cuộc sống thành – bại

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 29/04/2021

    Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc: Yếu tố quyết định cuộc sống thành – bại

    Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc tác động trực tiếp đến cuộc sống của một người. Sự tác động này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn chi phối nhiều khía cạnh xã hội khác.

    Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng xác định, sử dụng, hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình. Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc tỉ lệ thuận với khả năng giao tiếp tốt, đối phó với căng thẳng, cải thiện các mối quan hệ và khả năng vượt qua biến cố. Nói cách khác, trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một người.

    4 tác động của trí tuệ cảm xúc đối với cuộc sống của một người

    1. Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc giúp bạn nhanh thăng tiến

    Người có sức mạnh của trí tuệ cảm xúc có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Thực tế, họ là người có khả năng chấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng. Họ không đưa ra những quyết định vội vàng làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

    Người có sức mạnh trí tuệ cảm xúc cũng có năng lực giao tiếp súc tích, rõ ràng và khả năng tự nhận thức, đồng cảm với người khác. Họ cũng có thể kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu suất làm việc nhóm.

    Trong khi đó, người thiếu trí tuệ cảm xúc rất khó đưa ra quyết định, không có khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực trước những lời phê bình để tìm ra cách xử lý thỏa đáng. Đây là những yếu tố góp phần cản trở họ tiến xa hơn trong công việc.

    2. Lãnh đạo cũng cần có sức mạnh của trí tuệ cảm xúc

    sức mạnh của trí tuệ cảm xúc

    Ở những doanh nghiệp lớn, khi xem xét năng lực lãnh đạo, bên cạnh yếu tố chuyên môn, người lãnh đạo cần có sức mạnh của trí tuệ cảm xúc.

    Trí tuệ cảm xúc ở người lãnh đạo là việc họ có khả năng giải quyết nhiều tình huống căng thẳng, các vấn đề khủng hoảng mà không la hét hay đổi lỗi cho người khác. Họ là nhân tố thúc đẩy, khuyến khích người khác làm việc và thành công. Họ biết giải quyết xung đột ‘thuận tình thuận lý’ theo cách thức tiến lên chứ không phải làm nhân viên của mình thụt lùi vì thất vọng.

    3. Vai trò của sức mạnh của trí tuệ cảm xúc với sức khỏe tinh thần

    Trí tuệ cảm xúc liên quan trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của một người.

    Cụ thể hơn, người có sức mạnh của trí tuệ cảm xúc biết rèn luyện tính tự chủ trong các tình huống xung đột và căng thẳng. Họ giữ tinh thần lạc quan và giữ động lực theo đuổi mục tiêu ngay cả khi đối mặt với thất bại. Trí tuệ cảm xúc cho con người khả năng chữa lành và hóa giải những cảm xúc tiêu cực bên trong mình.

    Ngược lại, với người có trí tuệ cảm xúc yếu hơn thì khả năng kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cũng kém hơn. Do đó họ cũng dễ gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần rối loạn lo âu, trầm cảm, các chứng ám ảnh… Điều này kéo theo những tác động tiêu cực lên sức khỏe thể chất và làm giảm chất lượng cuộc sống.

    4. Trí tuệ cảm xúc với các mối quan hệ xã hội

    trí tuệ cảm xúc

    Người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ xây dựng các mối quan hệ xã hội chất lượng.

    Nhờ thông minh cảm xúc, họ có khả năng đồng cảm với người khác. Sự đồng cảm này giúp họ dự đoán hành vi của mình sẽ ảnh hưởng tới người khác ra sao, nguyên nhân dẫn đến hành động của mọi người xung quanh… Từ đó, họ sẽ tự điều chỉnh hành vi, cách cư xử của bản thân hay xử lý rắc rối một cách bình tĩnh, hiệu quả hơn.

    Khả năng đồng cảm giúp bạn học hỏi kinh nghiệm, hiểu về bản thân và hiểu về người khác, từ đó phát triển các mối quan hệ theo hướng sâu sắc và thân thiết.

    Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc có thể rèn luyện được không?

    Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện để nâng cao sức mạnh của trí tuệ cảm xúc.

    Nhà tâm lý học Marc Brackett đưa ra một công cụ để mọi người có thể rèn luyện và xây dựng trí tuệ cảm xúc. Mô hình này viết tắt là RULER, bao gồm 4 bước:

    • Đánh thức cảm xúc của bạn: Thay vì phớt lờ các cảm xúc tiêu cực và khó chịu thì bạn hãy thẳng thắn đối mặt và thừa nhận chúng. Hít thở sâu để giữ được bình tĩnh.
    • Tìm hiểu nguyên nhân gây ra những cảm xúc của bản thân: Sau khi bạn học được cách không trốn tránh cảm xúc, thì hãy theo dõi chúng. Hãy tự hỏi bản thân một vài câu hỏi để hiểu được gốc rễ của cảm xúc.
    • Đặt tên cho cảm xúc này càng rõ ràng càng tốt.
    • Nói về cảm xúc này thay vì phủ nhận hay phớt lờ chúng. Tất nhiên là các tình huống khác nhau sẽ đòi hỏi bạn diễn đạt khác nhau, chẳng hạn chia sẻ với bạn thân sẽ khác với bố mẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể viết nhật ký, đây là cách để bạn có thể ‘đối thoại’ với chính mình về cảm xúc.

    rèn luyện trí tuệ cảm xúc

    Bạn cũng có thể hình thành một vài thói quen lành mạnh khác, có thể tác động tích cực tới cảm xúc của bản thân như đi bộ, thiền, yoga, nghe nhạc, trò chuyện trực tiếp với người khác thay vì mạng xã hội, chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh…

    Sau cùng, bạn hiểu rằng ai cũng có cảm xúc của riêng mình nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận và thấu hiểu chúng. Việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc cũng cần thời gian, nhưng nó xứng đáng, vì sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, công việc và các mối quan hệ quanh mình.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 29/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo