backup og meta

Hội chứng ăn đêm: Rối loạn tâm thần ít người biết đến

Hội chứng ăn đêm: Rối loạn tâm thần ít người biết đến

Hội chứng ăn đêm là một dạng rối loạn ăn uống, ảnh hưởng đến cả nam và nữ, được đặc trưng bởi thói quen dùng bữa vào đêm khuya.

Bạn luôn bám sát và tuân thủ chế độ ăn kiêng vào ban ngày nhưng quyết tâm này dường như lại biến mất khi màn đêm buông xuống? Mặt khác, có những người không bao giờ đói vào buổi sáng và chỉ khi đến buổi chiều, họ mới ăn bữa đầu tiên.

Nếu thấy mình ăn một lượng lớn thức ăn vào ban đêm hoặc thậm chí thức dậy ở buổi khuya chỉ để ăn thì rất có thể bạn đang gặp phải một dạng rối loạn ăn uống mang tên hội chứng ăn đêm.

Hello Bacsi mời bạn khám phá về tình trạng tuy hiếm gặp nhưng lại có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cách cải thiện nhé.

Dấu hiệu của hội chứng ăn đêm

Những người mắc hội chứng ăn đêm sẽ biểu hiện những triệu chứng như:

  • Ăn trong lén lút
  • Bị thừa cân hoặc béo phì
  • Luôn lo lắng về ngoại hình
  • Cảm thấy xấu hổ về hành vi của mình
  • Thức dậy vào lúc trời rất khuya chỉ để ăn
  • Ăn rất ít hoặc thậm chí không ăn vào buổi sáng
  • Thường xuyên thất bại khi thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân
  • Khi ăn đêm, thường chọn những món ăn chứa hàm lượng calo cao
  • Luôn muốn ăn vào giữa đêm dẫu cho có đói hay không và tin tưởng rằng chỉ có ăn no mới có thể tiếp tục giấc ngủ.

Nguyên nhân của hội chứng ăn đêm

Cô gái mở tủ lạnh

Nguyên nhân của hội chứng này khá đa dạng nhưng thường sẽ có nhiều yếu tố góp phần. Đôi khi nhiều người hình thành thói quen ăn đêm vào quãng thời gian còn ngồi trên giảng đường và không thể từ bỏ dẫu cho đã đi làm.

Những người cuồng công việc cũng có xu hướng bỏ qua bữa sáng và trưa chỉ để hoàn thành nhiệm vụ được giao rồi sau đó bù đắp bằng cách ăn nhiều hơn vào ban đêm.

Hội chứng ăn đêm, trớ trêu thay, có thể là một phản ứng với chế độ ăn kiêng. Khi mọi người hạn chế lượng calo tiêu thụ vào ban ngày, cơ thể sẽ báo hiệu cho bộ não rằng nó cần thức ăn và bạn thường phải bù đắp vào ban đêm. Mặt khác, thói quen ăn khuya cũng có thể là một phản ứng với căng thẳng.

Những người mắc hội chứng ăn đêm thường đạt thành tích cao trong công việc hoặc học tập, nhưng cách ăn uống này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp hoặc quản lý các nhiệm vụ liên quan đến công việc. Ngoài ra, ở họ cũng phát triển nội tiết tố khác nhau, dẫn đến cơn đói của họ chỉ xuất hiện ở thời điểm không phù hợp.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Những người mắc hội chứng ăn đêm thường gặp vấn đề về cân nặng nên dễ mắc các vấn đề liên quan, chẳng hạn như cao huyết áp, tiểu đường và cholesterol cao. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh túi mật cũng tăng lên.

Mặt khác, bệnh nhân cũng thường có tiền sử lạm dụng chất gây nghiện và cũng có thể bị trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.

Cách điều trị hội chứng ăn đêm

Cô gái bị thừa cân và bác sĩ

Cũng như các rối loạn ăn uống khác, việc điều trị hội chứng ăn đêm thường đòi hỏi phải kết hợp các liệu pháp.

Quá trình này thường bắt đầu bằng việc thảo luận với bệnh nhân về tình trạng của bản thân để họ nhận thức rõ hơn về cách ăn uống của mình, đồng thời bắt đầu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.

Cải thiện tình trạng ăn khuya cũng bao gồm đánh giá dinh dưỡng và trị liệu, thể dục sinh lý học và tích hợp trị liệu hành vi nhận thức (CBT), trị liệu hành vi biện chứng (DBT), trị liệu giữa các cá nhân (IT) và kiểm soát căng thẳng.

Cuối cùng, bệnh nhân cũng cần được củng cố tư tưởng để hiểu rằng việc ăn đêm chẳng hề là lỗi của họ. Nếu tâm lý được cải thiện thì cơ hội chữa trị cũng sẽ cao hơn.

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Night Eating Syndrome https://www.verywellmind.com/what-is-night-eating-syndrome-4171515 ngày truy cập 11/11/2019

Night Eating Syndrome https://www.waldeneatingdisorders.com/popular-searches/night-eating-syndrome-nes/ ngày truy cập 11/11/2019

Night Eating Syndrome: The Eating Disorder We Need to Talk About https://www.eatingrecoverycenter.com/blog/may-2018/night-eating-syndrome-the-eating-disorder-we-need-to-talk-about ngày truy cập 11/11/2019

Phiên bản hiện tại

24/02/2020

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

6 chứng rối loạn ăn uống thường gặp

Nghiện nặn mụn: Sở thích kỳ lạ hay hội chứng bệnh?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 24/02/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo