Trong những năm gần đây, ASMR nổi lên như một xu hướng trị liệu tinh thần hiệu quả. Hàng loạt video hướng dẫn tạo ASMR nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng. Vậy cụ thể ASMR là gì? Có nên áp dụng thường xuyên không?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm gần đây, ASMR nổi lên như một xu hướng trị liệu tinh thần hiệu quả. Hàng loạt video hướng dẫn tạo ASMR nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng. Vậy cụ thể ASMR là gì? Có nên áp dụng thường xuyên không?
ASMR là viết tắt của Autonomous Sensory Meridian Response, tạm dịch là “phản ứng cực khoái cảm giác độc lập”. Tuy nhiên, cần phải phân tích rõ từ “meridian” (tạm dịch là cực khoái) hoàn toàn không mang ý nghĩa tình dục. Theo tiếng Pháp cổ “meridian” có nghĩa là “giữa trưa”, mang hàm ý làm cảm xúc cao trào dễ chịu. Theo tiếng Anh “meridian” còn là từ chỉ hệ thống kinh lạc, mạng lưới mà các dòng khí trong cơ thể lưu chuyển, tạo ra cảm giác râm ran dễ chịu.
Người tiếp nhận ASMR thường có cảm giác rùng mình một cách dễ chịu, thích thú ở đầu, cổ sau hoặc sống lưng sau khi tiếp nhận một số các kích thích bằng âm thanh lặp đi lặp lại và có tính tuần hoàn. Hiệu ứng ASMR đôi khi còn được so sánh là mang đến cảm giác thỏa mãn tương đương một cơn cực khoái.
Thông thường, ASMR được tạo ra bằng những âm thanh như tiếng nước chảy, tiếng nói thì thầm, gõ nhịp vào vật dụng quen thuộc, lật sách… những thanh âm nhẹ nhàng đó chính là yếu tố kích hoạt cảm giác ASMR.
Bạn có thể đọc thêm: Hiệu ứng ASMR là gì mà khiến bạn đạt cực khoái như lên đỉnh?
Cách mà ASMR tác động đến con người rất đặc biệt. Tuy chỉ là những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống nhưng nếu được lặp đi lặp lại với cường độ và cao độ phù hợp thì ASMR có thể giúp người tiếp nhận kiềm chế âu lo, giảm buồn bã, kích hoạt trạng thái dễ chịu và cân bằng. Một số giả thuyết cho rằng ASMR có tác dụng làm tăng tiết hormone hạnh phúc trong cơ thể con người, cụ thể như sau:
Có thể bạn quan tâm: 6 cách tăng cường serotonin không cần dùng thuốc
Theo một nghiên cứu được công bố vào những năm 2015, có đến 70% người được khảo sát cho biết họ tìm đến liệu pháp ASMR vì nó giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, ngủ ngon. Trong một cuộc thử nghiệm vào năm 2018 trên 1002 người có độ tuổi từ 18 – 47 thì có đến 81% người tham gia cảm thấy thư giãn sau khi tiếp xúc với ASMR.
Bác sĩ chuyên khoa thần kinh Steve Novella cho rằng có thể ASMR được kích hoạt từ một phần đặc thù của não bộ. Theo nghiên cứu của ông, có rất nhiều người không hề liên quan đến nhau đã mô tả cảm giác ASMR rất giống nhau, do đó có thể khẳng định hiện tượng ASMR là thực tế.
Tuy không phải tất cả những người đã trải nghiệm liệu pháp ASMR đều thích hiệu ứng âm thanh này nhưng cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy ASMR gây hại đến sức khỏe hoặc tinh thần của người nghe.
Vì vậy, việc tiếp nhận hay không tiếp nhận hiệu ứng ASMR sẽ rất khác nhau ở từng người. Nếu cảm nhận được lợi ích của ASMR đối với cơ thể thì nên chủ động tiếp nhận. Nếu cảm thấy khó chịu thì bạn không nên cố gắng thay đổi tâm trạng bằng liệu pháp ASMR.
Nếu đã biết ASMR là gì rồi thì không quá khó để tạo ra âm thanh ASMR yêu thích cho riêng mình. Trước tiên, cách đơn giản nhất là bạn nên theo dõi các video hướng dẫn cách tạo ASMR, tìm ra loại âm thanh mà mình thích và thử nghiệm nhiều lần để thực hiện.
Để bắt đầu làm ASMR bạn bên có một chiếc máy quay, máy ghi âm loại tốt và những vật dụng tạo âm thanh. Lưu ý, máy ghi âm đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra ASMR chân thật, sống động. Nếu có điều kiện, bạn nên ưu tiên đầu tư vào máy ghi âm và có thể giảm chi phí cho máy quay và dụng cụ khác. Không gian để tạo ASMR nên là phòng kín, phòng cách âm hoặc ở những nơi không bị lẫn tạp âm.
Một số gợi ý âm thanh ASMR đơn giản và dễ thực hiện:
ASMR là một trải nghiệm âm thanh rất thú vị, nếu chưa từng biết ASMR là gì bạn nên xem thử vài video ngay sau khi đọc xong bài viết này. Nếu đã biết và thích ASMR thì bạn cũng có thể bắt đầu tạo ra những âm thanh của riêng mình, biết đâu nó sẽ giúp ích cho những người khác trong việc giảm căng thẳng, tăng cảm giác thích thú, hạnh phúc. Nếu thấy những thông tin về ASMR trong bài viết này có ích đừng ngại chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!