Nếu ai đó khiến bạn cảm thấy tồi tệ về điều mà bạn đã làm (hoặc không làm) và sau đó sử dụng nó như một công cụ để khiến bạn làm điều gì đó cho họ, thì bạn có thể đang bị guilt trip. Vậy, guilt trip là gì?
Trong bài viết, bạn sẽ hiểu hành vi guilt tripping là gì, và dấu hiệu bạn đang là nạn nhân của hình thức thao túng tâm lý này.
Guilt trip là gì?
Theo từ điển Cambridge, guilt trip được hiểu là cảm giác tội lỗi mãnh liệt khi bạn làm sai hoặc quên không làm điều gì đó, thường là do không làm theo một điều gì đó mà người khác mong đợi. Guilt tripping lại được hiểu là hành động khiến ai đó thường xuyên có cảm giác tội lỗi; với mục đích khiến người thấy tội lỗi làm điều gì đó.
Trong tâm lý học, guilt trip lại được đề cập đến như một cách để thao túng tâm lý. Trong đó, người thao túng sẽ khiến bạn cảm thấy việc bạn đã làm (hoặc không làm) là sai trái và sử dụng nó để khiến bạn làm cho họ một điều gì đó. Đây là một công cụ mạnh mẽ. Nhiều người hiểu rõ guilt trip là gì và biết cách sử dụng nó một cách khéo léo.
Tựu chung, guilt trip hay guilt tripping đều nhấn mạnh vào từ “tội lỗi”. Hiểu đơn giản nhất thì đây là cảm xúc sau khi làm điều gì đó sai trái, có lỗi nên chúng ta đã hình thành cảm giác hổ thẹn, xấu hổ, dằn vặt bản thân. Thông thường, những cảm xúc này chỉ xuất hiện khi bạn nhận định điều mình đang làm là sai trái (hoặc bạn bị thuyết phục rằng bạn đã sai).
Các ví dụ về guilt trip trên thực tế
Bạn A không thể tham gia bữa tiệc của bạn thân B vì có việc đột xuất hoặc đang bận hoàn thành công việc. Bạn B sẽ nói rằng “Đã hứa rồi tại sao không đi? Không coi nhau là bạn à? Cuối cùng, bạn A sẽ đi bởi bạn A không muốn bạn B buồn. Bạn B đã thành công guilt tripping bằng cách gây ra cảm giác tội lỗi và khiến bạn A thực hiện hành động mà B mong muốn.
Một ví dụ khác là bạn A đến thăm một thành phố mới và có một vài người tiến đến và mời chào bạn mua hàng ủng hộ. Họ sẽ nói rằng từ sáng đến giờ chưa có ai mua, không ai muốn mua sản phẩm này, bạn là người duy nhất có thể giúp họ. Trong cùng lúc đó, họ cũng từ chối bất cứ nỗ lực nói không nào của bạn A. Hoặc họ sẽ đặt sản phẩm vào tay bạn và nói rằng bạn đã chạm vào, cầm vào nên bắt buộc phải mua. Hành vi này chính là ví dụ về cảm giác tội lỗi để thao túng.
Thông qua hai ví dụ trên, chắc bạn đã hiểu được phần nào guilt trip là gì. Ngay cả khi bạn không làm gì sai, người khác vẫn có thể ám chỉ tình huống đó là lỗi của bạn. Họ nói về sự không hài lòng của mình và để bạn tìm cách giải quyết vấn đề. Trong nhiều trường hợp, việc này khá hiệu quả, bởi khi bạn thấy tội lỗi về sự buồn lòng của họ, nhiều khả năng là bạn sẽ đáp ứng hoặc làm mọi thứ có thể để giúp đỡ.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị guilt trip là gì?
Đôi khi, dấu hiệu nhận biết guilt trip là gì rất dễ để thấy, nhưng có một vài dấu hiệu tinh vi và khó đoán hơn nhiều. Dưới đây là một vài dấu hiệu để bạn tham khảo:
- Nhắc lại những sai lầm trong quá khứ của bạn.
- Đưa ra những lời nhận xét mỉa mai về nỗ lực hoặc sự tiến bộ của bạn.
- Đưa ra lời nhận xét, than phiền rằng bạn chưa làm nhiều việc như họ đã làm.
- Từ chối nói chuyện với bạn hoặc im lặng trước bất cứ nỗ lực làm lành nào của bạn.
- Gợi ý rằng bạn đang “nợ” họ những điều họ đã làm cho bạn, ví dụ “nếu không có anh, thì hiện tại em ở đâu?”
- Thể hiện rõ qua ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và nét mặt rằng họ đang tức giận: thở dài, khoanh tay, đập đồ đạc,…
Bạn lưu ý rằng, các dấu hiệu guilt trip là gì nêu trên đôi khi chỉ là sự tức giận và không vui. Chỉ khi những điều này trở thành khuôn mẫu và lặp đi lặp lại thường xuyên thì bạn nên chú ý. Đó có thể là red flag trong tình yêu hoặc là một loại của mối quan hệ độc hại nào đó. Lúc này bạn tìm hiểu guilt trip là gì chưa quá muộn, hãy nhận thức có điều không ổn đang xảy ra.
Lý do một số người sử dụng guilt trip là gì?
Có rất nhiều cách để khơi gợi cảm giác tội lỗi tùy thuộc vào mục đích người thao túng muốn đạt được. Theo đó, một số lý do khiến một người sử dụng guilt trip bao gồm:
- Thao túng tâm lý: Thao túng ai đó làm điều gì đó mà bình thường họ không muốn làm.
- Tránh sự xung đột: Mọi người có thể sử dụng guilt trip để tránh nói trực tiếp về vấn đề và tránh tham gia các xung đột không cần thiết.
- Giáo dục hành vi, đạo đức: Cảm giác tội lỗi về một sai lầm sẽ khiến bạn chú ý và sửa chữa chúng trong tương lai.
- Khơi gợi sự đồng cảm ở người khác: Đóng vai người bị hại, nạn nhân để có được sự đồng cảm từ người khác; đặc biệt là những người chưa nắm rõ guilt trip là gì.
Guilt trip liệu có phải là điều xấu?
Cảm giác tội lỗi là một cảm xúc phức tạp nhưng không phải lúc nào nó cũng là điều xấu.
Ví dụ như cha mẹ có thể nói “Bố mẹ đã làm việc quần quật cả ngày để đảm bảo con có nhà để ở, cơm để ăn mà con không thể rửa bát, quét nhà phụ bố mẹ hay sao?”. Nếu thấy họ có lý, bạn sẽ chú ý hơn đến công việc gia đình, nhờ đó ba mẹ sẽ vui vẻ hơn và đỡ mệt hơn.
Việc sử dụng cảm giác tội lỗi không thường xuyên với mục đích khiến bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực có thể không phải là một phương án tốt nhất. Nhưng trong một vài tình huống thì nó vô hại, và có thể không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ lành mạnh.
Tóm lại, guilt trip không phải lúc nào cũng là điều xấu. Mặc dù guilt tripping thường gây ra sự khó chịu nhưng nó cũng có thể giúp giáo dục hành vi, đạo đức đúng đắn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng để xác định được chính xác guilt trip là gì. Nhìn chung, guilt trip có thể là con dao hai lưỡi.
Guilt trip thường thấy trong mối quan hệ nào?
Các hành vi guilt trip thường xuất hiện trong mối quan hệ thân thiết, đặc biệt là trong tình yêu. Ngoài ra, guilt trip còn xuất hiện trong mối quan hệ đồng nghiệp, gia đình, bạn bè. Nói cách khác, guilt trip có thể xảy ra trong bất cứ mối quan hệ nào mà bạn quan tâm đến cảm xúc của đối phương.
Những người sử dụng guilt trip mong muốn người khác cảm thấy phải chịu trách nhiệm về một lời nói hoặc hành vi nào đó. Họ có thể sử dụng những lời cằn nhằn, phàn nàn, từ chối chuyển sang chủ đề khác hoặc thẳng thừng đổ lỗi cho bạn. Nhờ đó, người thao túng có thể dễ dàng kiểm soát tình hình.
Guilt trip có thể được vô tình hoặc cố tình sử dụng. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, việc hiểu guilt trip là gì, nhận diện và xử lý sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và mối quan hệ xung quanh bạn.
Cách đối phó với hành động guilt trip là gì?
Lắng nghe và đồng cảm
Khi nhận thấy dấu hiệu và biết guilt trip là gì, bạn có thể đáp lại rằng bạn nhận thấy nhu cầu của họ, điều này giúp họ không cảm thấy bị phớt lờ. Sau đó, bạn hãy xác thực cảm xúc họ đang có để giảm bớt cường độ của những cảm xúc đó.
Trong ví dụ về bữa tiệc ở trên, bạn A có thể trả lời rằng “Xin lỗi tôi không thể đến được tối nay. Tôi biết là bạn đang cảm thấy rất buồn và giận bởi vì chúng ta đã định là trải qua buổi tiệc cùng nhau. Nếu là tôi, tôi cũng sẻ cảm thấy thế. Nhưng có thể tôi sẽ bị sếp la nếu không hoàn thành xong kế hoạch trong hôm nay. Hẹn bạn một ngày khác nhé!”
Một người cảm thấy tổn thương và sử dụng guilt trip bởi họ không biết guilt trip là gì và cách đối phó với cảm xúc của mình như thế nào. Nên khi họ thấy rằng mình hiểu được và xác thực được điều họ đang cảm thấy, việc giao tiếp có thể trở nên dễ dàng hơn.
Đưa ra các ranh giới
Ranh giới giúp thiết lập giới hạn cho những gì bạn sẽ và sẽ không chấp nhận. Ranh giới cũng giúp bảo vệ nhu cầu của bạn và cho người khác biết không phải “họ muốn bạn làm gì bạn cũng làm.”
Hãy đảm bảo bạn nói rõ các giới hạn của mình và giải thích hậu quả khi người khác vượt qua ranh giới đó. Bạn cũng cần “nói được làm được”, khi ranh giới của bạn bị xâm phạm, hãy cho người đó thấy hậu quả của việc đó.
Việc hiểu guilt trip là gì sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân mình khỏi kiểu thao túng tâm lý này.
Cùng trao đổi để đưa ra phương án tốt hơn
Thảo luận về những lý do khiến họ sử dụng guilt trip hoặc nếu trong trường hợp họ vô tình và không biết guilt trip là gì, có thể giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Ví dụ cha mẹ muốn bạn làm việc nhà nhiều hơn, họ sẽ chia sẻ rằng họ cảm thấy mệt mỏi như thế nào sau giờ làm việc và họ tin tưởng rằng bạn sẽ hỗ trợ tốt cho công việc nhà. Một đồng nghiệp cảm thấy khó chịu vì họ phải làm khối lượng công việc nhiều nhất trong nhóm.
Khi bạn hiểu rõ lý do tại sao họ thấy khó chịu, việc cùng nhau đưa ra giải pháp có thể sẽ hữu ích. Nếu bạn không thể làm những gì họ muốn, hãy thử: xác nhận cảm xúc của họ, tuân thủ ranh giới của bạn, đưa ra giải pháp thay thế.
Khi nào bạn cần đi tham vấn tâm lý?
Người sử dụng guilt tripping thường nắm chắc hai điều: (1) Họ quan trọng với bạn, và (2) Bạn không muốn làm họ tổn thương,
Chính vì điều đó, họ thấy họ có quyền lực đối với bạn. Họ sử dụng điều này để tạo ra cảm giác tội lỗi, ngay cả khi bạn hoàn toàn không có lỗi.
Guilt trip cũng thường xuất hiện trong một vài mối quan hệ độc hại, vì vậy, nếu gặp tình huống này, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ:
- Hành vi buộc tội lặp đi lặp lại, cùng một vấn đề.
- Bạn cảm thấy mình không thể làm bất cứ điều gì đúng đắn.
- Cố gắng kiểm soát hành vi của bạn theo những cách khác nhau.
- Không chấp nhận lời xin lỗi của bạn cho một sai lầm và liên tục nhắc lại nó.
- Xuất hiện các hành vi bắt nạt làm tổn hại lòng tự trọng, gây ra các tổn thương tâm lý như stress, trầm cảm,…
Các nhà trị liệu tâm lý có thể giúp bạn xác định guilt trip là gì; cùng bạn thực hành các chiến lược đối phó với kiểu thao túng cảm xúc này. Một mối quan hệ lành mạnh sẽ là tiền đề cho cuộc sống hạnh phúc của bạn sau này. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết rõ hơn về guilting tripping và cách để đối phó với nó.
[embed-health-tool-bmi]