backup og meta

Tay bị đau nhức trong xương không chỉ là vấn đề xương khớp!

Tay bị đau nhức trong xương không chỉ là vấn đề xương khớp!

Tay bị đau nhức trong xương là tình trạng khó chịu và đôi lúc gây ê ẩm cả vùng nửa thân trên. Bên cạnh các vấn đề cơ xương khớp, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cho nhiều vấn đề bệnh lý khác.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những nguyên nhân gây cảm giác đau nhức trong xương cánh tay thường gặp và cách để đối phó với triệu chứng này nhé!

Nguyên nhân gây đau nhức xương cánh tay 

Tay bị đau nhức trong xương do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xuất phát từ các chấn thương tại xương hoặc dây thần kinh xung quanh. Một số trường hợp, hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương. 

Tay bị đau nhức trong xương có liên quan đến tim mạch 

tay bị đau nhức trong xương liên quan đến tim mạch

Tưởng chừng như không có bất kỳ mối liên hệ nào nhưng đau nhức trong xương ở cánh tay có thể xuất phát từ các vấn đề về tim mạch. Cơn đau thắt ngực sẽ làm giảm lưu lượng máu và giảm cung cấp oxy đến tim. Từ đó, giảm cung cấp máu và oxy về cơ vai và cánh tay gây nên triệu chứng đau nhức ở khu vực này. 

Nếu tay bị đau nhức trong xương liên quan đến thiếu lưu lượng máu về tim có thể kèm theo các dấu hiệu như: 

  • Tức ngực 
  • Khó thở 
  • Chóng mặt và buồn nôn. 

Đau nhức trong xương cánh tay do dây thần kinh bị chèn ép

Tình trạng dây thần kinh xung quanh cơ, xương, gân của cánh tay bị chèn ép cũng sẽ dẫn đến đau nhức trong xương cánh tay. Bên cạnh triệu chứng đau nhức xương, dây thần kinh bị chèn ép thường gây thêm cảm giác tê và ngứa ran ở cánh tay.  

Tay bị đau nhức trong xương do chấn thương 

tay bị đau nhức trong xương do chấn thương

Chấn thương là một trong các nguyên nhân gây đau nhức xương cánh tay phổ biến nhất. Các chấn thương này bao gồm:

  • Gãy xương gây đau nhức, sưng, tê và yếu cánh tay. Trường hợp gãy xương đòn – vị trí gãy xương phổ biến nhất ở trẻ em, trẻ sẽ đau nhức dữ dội hơn khi nâng cánh tay lên và có cảm giác mềm khi chạm vào xương đòn. 
  • Bong gân là tình trạng giãn hoặc rách dây chằng ở khu vực cánh tay. Mặc dù tình trạng này thường tự khỏi sau một vài tuần nhưng một số triệu chứng sưng, đau nghi ngờ bong gân kéo dài, có thể cần phải phẫu thuật nên phải nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.  
  • Căng cơ quá mức là nguyên nhân dẫn đến đau nhức cánh tay thường gặp ở các vận động viên có cường độ tập luyện thể dục thể thao cao. 

Ngoài ra, các chấn thương do va đập hoặc bê vật nặng cũng khiến cho cánh tay bị đau nhức trong xương. 

Đau nhức cánh tay do suy giảm hệ miễn dịch

Một số tình trạng rối loạn miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,… khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể “hiểu lầm” và tấn công chính các mô của cơ thể sẽ tạo nên những cơn đau nhức ở cánh tay, cổ, khuỷu tay, bàn tay và thậm chí là toàn thân.  

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến kể trên, tay bị đau nhức trong xương có thể là do các bệnh lý như: viêm bao hoạt dịch khớp, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, viêm gân, đau cơ xơ hóa,…Trường hợp chế độ ăn nghèo nàn khiến bạn bị thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương cũng gây nên cảm giác đau nhức đồng thời khiến xương yếu hơn và dễ bị chấn thương. 

Tay bị đau nhức trong xương: Khi nào nên đi khám? 

tay bị đau nhức trong xương khi nào nên đi khám

Hầu hết các trường hợp đau nhức trong xương cánh tay có thể thuyên giảm nhờ vào việc chăm sóc tại nhà đúng cách. Dù chấn thương nặng hay nhẹ, người bệnh cũng cần điều trị và chăm sóc tại nhà, ít nhất là cho đến khi được chăm sóc y tế chuyên nghiệp. 

  • Nếu nghi ngờ gãy xương, nên chườm lạnh và sử dụng đai cố định vết thương cho đến khi đến gặp bác sĩ. 
  • Nghỉ ngơi và tạm dừng các hoạt động vận động mạnh là phương pháp đơn giản nhưng hữu hiệu để làm giảm đau nhức cánh tay. 
  • Chườm lạnh cũng sẽ giúp giảm sưng, đau. 
  • Băng nẹp giữ cố đinh vùng cánh tay bị thương giúp giảm sưng và hạn chế cử động để vết thương mau lành lại. 
  • Nếu có thể hãy nâng cao cánh tay của bạn hơn tim để giúp giảm sưng. 

Vậy khi nào nên đi khám bác sĩ? 

Nên đi khám bác sĩ ngay khi tay bị đau nhức trong xương kèm theo các triệu chứng sau: 

  • Đau nhức cánh tay, vai và kể cả lưng khi gắng sức và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Đây có thể là dấu hiệu báo hiệu cho cơn đau thắt ngực. 
  • Chấn thương cánh tay đột ngột và đặc biệt xuất hiện tiếng nứt vỡ trong xương. 
  • Đau và sưng cánh tay dữ dội. 
  • Gặp khó khăn trong việc cử động cánh tay. 

Đi cấp cứu ngay khi: 

  • Cơn đau thắt đột ngột và dữ dội kèm theo đau tức ngực. 
  • Biến dạng xương hay có mẩu xương nhô ra ở cánh tay có hoặc không có dấu hiệu chảy máu khác. 

Tay bị đau nhức trong xương có thể tự khỏi sau một vài ngày tùy vào nguyên nhân gây nên triệu chứng này. Tuy nhiên, không nên chủ quan và ngó lơ tình trạng này. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cần can thiệp y tế phù hợp, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ nếu gặp phải tình trạng này nhé! 

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Arm pain When to see a doctor – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/symptoms/arm-pain/basics/when-to-see-doctor/sym-20050870

Ngày truy cập 7/6/2022

Elbow and arm pain – NHS

https://www.nhs.uk/conditions/elbow-and-arm-pain/

Ngày truy cập 7/6/2022

Arm Injury

https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/arm-injury/

Ngày truy cập 7/6/2022

Nonspecific Arm Pain – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4151410/

Ngày truy cập 7/6/2022

Angina (Chest Pain) | American Heart Association

https://www.heart.org/en/health-topics/heart-attack/angina-chest-pain

Ngày truy cập 7/6/2022

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/why-does-my-arm-hurt

Phiên bản hiện tại

09/06/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Bài thuốc dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Các cách làm giảm đau nhức xương khớp vào mùa lạnh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 09/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo