
Hiểu lây nhiễm chéo là gì thì bạn sẽ biết rằng ai cũng đều có nguy cơ bị bệnh do lây nhiễm chéo. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng nhất định có nguy cơ cao hơn, bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai
- Trẻ em nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi
- Người lớn tuổi trên 65 tuổi
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu, như người bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân tiểu đường, người mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh phổi, bệnh tim hoặc bệnh nhân ung thư.
Ngoài ra, một số môi trường có thể dễ dàng phát sinh tình trạng lây nhiễm chéo do tiềm ẩn nhiều vi sinh vật gây bệnh như: lây nhiễm chéo trong bệnh viện, các trung tâm y tế, viện dưỡng lão, nơi tập trung đông dân cư, nơi kém vệ sinh,…
Những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo là gì?

Việc hiểu lây nhiễm chéo là gì để có cách ngăn ngừa lây nhiễm chéo là rất quan trọng. Việc ngăn ngừa lây nhiễm chéo sẽ giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và ngăn ngừa chủng vi sinh vật kháng thuốc xuất hiện.
Một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa có cồn.
- Giữ khoảng cách an toàn nếu nghi ngờ người xung quanh mắc bệnh.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
- Mang găng tay, đặc biệt là với những nhân viên y tế.
- Vệ sinh không gian sinh hoạt và mở cửa sổ cho thông thoáng.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như ly uống nước, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm,…
Hiểu lây nhiễm chéo là gì sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa vi sinh vật gây bệnh lây truyền sang bản thân mình và những người xung quanh. Cách điều trị thông thường cho các bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số chủng vi sinh vật kháng thuốc có thể gây khó khăn cho việc điều trị. Vì vậy, hãy thăm khám sớm và điều trị kịp thời nếu nghi ngờ mình mắc bệnh nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!