backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Các vị trí đau lòng bàn chân là bệnh gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 26/06/2023

    Các vị trí đau lòng bàn chân là bệnh gì?

    Bàn chân của bạn chịu trách nhiệm “gánh vác” mọi trọng lực khi bạn bước đi. Vì thế, khi bị đau lòng bàn chân sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Đau nhức lòng bàn chân đôi khi do chấn thương nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về cơ xương khớp hay thần kinh khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau này, vậy rốt cuộc đau lòng bàn chân là bệnh gì? 

    Hiểu rõ nguyên nhân khiến lòng bàn chân bị đau sẽ giúp bạn biết cách xử lý tình trạng này một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ngay với Hello Bacsi nhé!

    Những nguyên nhân phổ biến gây đau lòng bàn chân

    Về giải phẫu, bàn chân có cấu tạo khá phức tạp với 26 xương, 30 khớp và hơn 100 cơ, dây chằng và gân hoạt động cùng nhau để giữ thăng bằng và vận động. Bất kỳ những vấn đề này diễn ra với nhóm mô cơ xương khớp này sẽ gây ra các vị trí đau lòng bàn chân. Điển hình là một số vấn đề sau:  

    1. Viêm cân gan chân 

    Dây chằng bàn chân là một trong các sợi dây chằng lớn nhất chạy dọc theo lòng bàn chân tạo thành hình vòm nối gót chân với ngón chân. Tình trạng tổn thương ở dây chằng này thường gặp nhất là viêm cân gan chân. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lòng bàn chân. 

    Các vị trí đau lòng bàn chân do viêm cân gan chân gây ra thường xuất hiện ở khu vực lòng bàn chân gần gót chân. Bạn sẽ thấy sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân, lúc bước xuống giường và di chuyển vào mỗi sáng; khi đứng lâu hoặc khi đứng lên sau khi ngồi. Tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân có xu hướng giảm nhẹ khi ngồi xuống nghỉ ngơi. 

    đau lòng bàn chân

    2. U thần kinh Morton 

    Đau lòng bàn chân là bệnh gì? U thần kinh Morton là dạng u thần kinh xảy ra ở ở lòng bàn chân. Đây là sự dày lên của mô thần kinh giữa ngón chân thứ ba và thứ tư do dây thần kinh bị chèn ép và kích thích. Hậu quả là dây thần kinh bị tổn thương gây ra triệu chứng đau dưới lòng bàn chân, nóng ran, ngứa, bỏng rát trong lòng bàn chân.

    3. Bong gân bàn chân 

    Các hoạt động quá mức hay tập luyện ở cường độ cao có thể làm tổn thương dây chằng và mô cơ ở lòng bàn chân, dẫn đến bong gân và căng cơ. Đây cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến lòng bàn chân bị nổi cục đau và bầm tím

    4. Dị tật bàn chân bẹt 

    Bàn chân bẹt là dị tật mà lòng bàn chân bằng phẳng (có thể quan sát khi đứng trên mặt phẳng), không tạo hình vòm lõm vào như thông thường. Đôi lúc dị tật này sẽ gây đau mắt cá chân và lòng bàn chân.

    Đây là một dị tật thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể tự khỏi khi trẻ đến 6 tuổi mà không cần điều trị, cũng không cản trở hoạt động. 

    Tuy nhiên, hãy đi khám nếu:

    • Bàn chân bị đau, cứng, yếu hoặc tê
    • Thường xuyên bị thương ở chân hoặc mắt cá chân
    • Gặp vấn đề khi đi bộ hoặc thăng bằng
    • Không bị bàn chân bẹt trước đây
    • Tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến một bàn chân.

    Đau lòng bàn chân phải làm sao?

    đau lòng bàn chân phải làm sao

    Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm đau lòng bàn chân mà bạn có thể áp dụng tại nhà: 

  • Nghỉ ngơi và nâng cao chân hơn tim. 
  • Chườm một túi đá lạnh lên các vị trí đau lòng bàn chân trong vòng 20 phút và lặp lại cách 2-3 giờ cho đến khi đỡ đau. 
  • Đi giày rộng, thoải mái với đế thấp và gót mềm. 
  • Cố gắng giảm cân (nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì).
  • Cố gắng thường xuyên tập luyện các bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng.
  • Uống paracetamol để giảm đau. Không dùng ibuprofen để giảm đau trong 48 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương. 
  • Không đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài sau chấn thương. 
  • Không đi giày cao gót hoặc giày mũi nhọn. 
  • Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

    Bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi:

    • Cơn đau dữ dội gây cản trở hoạt động thường ngày của bạn
    • Cơn đau nặng hơn hoặc tái phát
    • Cơn đau không 2 thiện sau 2 tuần chăm sóc tại nhà
    • Có cảm giác ngứa ran hoặc mất cảm giác ở chân
    • Bại bị đau lòng bàn chân khi đang mắc tiểu đường. 

    Hi vọng các thông tin trên đây có thể mang đến lời giải đáp cho bạn về những lý do gây đau lòng bàn chân và cách để đối phó với những cơn đau nhức này nhé! Đừng vội lơ là bỏ qua mà hãy thăm khám ngay khi lòng bàn chân có những dấu hiệu bất thường để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 26/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo